Quy định về chế độ lập, quản lý hồ sơ giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân

Chế độ lập, quản lý hồ sơ giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Phan Văn Lập, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, chế độ lập, quản lý hồ sơ giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Phan Văn Lập (phanlap*****@gmail.com)

Theo quy định tại Điều 22 Thông tư 11/2015/TT-BCA quy định quy trình giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành thì chế độ lập, quản lý hồ sơ giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân được quy định cụ thể như sau:

Sau khi thụ lý khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh chịu trách nhiệm lập hồ sơ giải quyết khiếu nại. Việc lập, quản lý hồ sơ thực hiện theo quy định của Bộ Công an về hướng dẫn công tác hồ sơ thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Công an nhân dân. Hồ sơ giải quyết khiếu nại được lập theo trình tự sau:

- Lập hồ sơ giải quyết khiếu nại: Khi có thông báo thụ lý giải quyết khiếu nại;

- Tài liệu thu thập: Những thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại được thu thập trong quá trình xác minh; kết quả xác minh, kết luận, kiến nghị, quyết định giải quyết khiếu nại;

- Kết thúc hồ sơ giải quyết khiếu nại: Sau khi thực hiện việc gửi và công khai quyết định giải quyết khiếu nại.

Trên đây là nội dung tư vấn về chế độ lập, quản lý hồ sơ giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 11/2015/TT-BCA.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công an nhân dân

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào