Trách nhiệm của cơ quan quản lý đường thủy nội địa trong quản lý cán bộ, công chức ngành
The quy định tại Điều 8 Thông tư 26/2013/TT-BGTVT quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm đối với tổ chức, cán bộ, công, viên chức ngành Giao thông vận tải được giao nhiệm vụ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành thì nội dung này được quy định như sau:
Thực hiện theo các quy định tại Điều 9 Thông tư số 17/2013/TT-BGTVT ngày 05 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa.
Điều 9. Nội dung công tác bảo trì công trình đường thủy nội địa
1. Công tác bảo trì công trình đường thủy nội địa bao gồm: Bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất.
2. Bảo dưỡng thường xuyên bao gồm các công việc sau:
a) Điều tra, khảo sát, theo dõi tình trạng thực tế công trình đường thủy nội địa;
b) Lắp đặt, điều chỉnh báo hiệu đường thủy nội địa trên bờ, dưới nước;
c) Nạo vét bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của luồng chạy tàu, thuyền theo cấp kỹ thuật đường thủy nội địa đã công bố;
d) Sửa chữa nhỏ báo hiệu, tín hiệu, phương tiện, thiết bị, các công trình phục vụ trên tuyến đường thủy nội địa đang khai thác.
3. Sửa chữa định kỳ công trình đường thủy nội địa bao gồm:
a) Nạo vét chỉnh trị, thanh thải vật chướng ngại trong luồng và hành lang bảo vệ luồng;
b) Sửa chữa lớn báo hiệu, tín hiệu, hệ thống kè đập, âu tàu, công trình chỉnh trị dòng chảy, thủy trí, nhà trạm, nhà điều hành, phương tiện, thiết bị, cảng, bến thủy nội địa, phục vụ công tác quản lý đường thủy nội địa;
c) Bổ sung thay thế báo hiệu, tín hiệu định kỳ.
4. Sửa chữa đột xuất công trình đường thủy nội địa bao gồm sửa chữa sự cố hư hỏng của công trình đường thủy nội địa do thiên tai bão, lũ hoặc sự cố bất thường khác gây ra.
Các tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện công tác bảo trì công trình đường thủy nội địa phải chủ động lập phương án, khẩn trương khắc phục hậu quả các sự cố do thiên tai gây ra và báo cáo nhanh về cơ quan quản lý đường thủy nội địa cấp trên trực tiếp biết, hỗ trợ.
Trên đây là nội dung tư vấn về trách nhiệm của cơ quan quản lý đường thủy nội địa trong quản lý cán bộ, công chức ngành. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 26/2013/TT-BGTVT.
Trân trọng!