Nghề hoặc công việc trong lĩnh vực thông tin liên lạc thuộc danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm bao gồm những nghề, công việc nào?

Nghề hoặc công việc trong lĩnh vực thông tin liên lạc thuộc danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm bao gồm những nghề, công việc nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập. Tôi đang muốn tìm hiểu một số nội dung quy định liên quan đến nghề hoặc công việc trong lĩnh vực thông tin liên lạc thuộc danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu có một vài nội dung tôi chưa rõ lắm. Chính vì thế, tôi có câu hỏi này mong nhận được sự tư vấn của Quý ban biên tập. Nội dung thắc mắc như sau: Nghề hoặc công việc trong lĩnh vực thông tin liên lạc thuộc danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm bao gồm những nghề, công việc nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập! Tôi chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe anh/chị rất nhiều. Thanh Hùng (09085***)

Nghề hoặc công việc trong lĩnh vực thông tin liên lạc thuộc danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được quy định tại Mục VIII Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 1453/LĐTBXH-QĐ năm 1995 như sau:

Số TT

Tên nghề
hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động
của nghề, công việc

 

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1

- Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị vi ba ở các trạm trên núi

- Thường xuyên chịu tác động của điện từ trường và giải quyết nhiều công việc phức tạp

2

- Giao thông viên trung du, miền núi và đồng bằng (đường thư dài từ 45km trở lên)

- Đi bộ và đạp xe, chịu tác động của mưa, nắng, gió, công việc nặng nhọc.

3

- Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy thu, phát công suất từ 1KW trở lên

- Thường xuyên chịu tác động của điện từ trường vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần

4

- Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị thông tin vệ tinh (đàiintelsat)

- Thường xuyên làm việc trong môi trường có điện từ trường vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần

5

- Khai thác, phát hành báo chí tại Trung tâm (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh)

- Chuyên làm về đêm, công việc nặng nhọc, tiếp xúc bụi và ồn rất cao

6

- Khai thác, phát hành bưu chính

- Công việc thủ công, nặng nhọc, ảnh hưởng của bụi

7

- Bảo quản cấp phát tem chơi, tem lưu trữ (sử dụng asen để bảo quản)

- Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc mạnh như asen và CO2

8

- Đục tem bằng máy HKA 5/68 (sản xuất tại Đức)

- Tư thế làm việc gò bó, chịu tác động của tiếng ồn cao vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần

9

- Khai thác điện thoại (điện thoại viên cấp I, cấp II)

- Thường xuyên tiếp xúc với màn hình, căng thẳng thần kinh, tâm lý

10

- Khai thác phi thoại (điện thoại viên cấp I, cấp II)

- Thường xuyên tiếp xúc với màn hình, căng thẳng thần kinh, tâm lý

11

- Điện toán (truyền dẫn số liệu, quản lý danh bạ điện thoại, xử lý phần mềm và lập trình)

- Thường xuyên tiếp xúc với màn hình, căng thẳng thần kinh, tâm lý

Trên đây là nội dung quy định về nghề hoặc công việc trong lĩnh vực thông tin liên lạc thuộc danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Để hiểu rõ về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 1453/LĐTBXH-QĐ năm 1995.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào