Nghề hoặc công việc trong lĩnh vực vận tải thuộc danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm bao gồm những nghề, công việc nào?
Nghề hoặc công việc trong lĩnh vực vận tải thuộc danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được quy định tại Mục V Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 1453/LĐTBXH-QĐ năm 1995 như sau:
Số TT |
Tên nghề |
Đặc điểm về điều kiện lao động |
|
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV |
|
1 |
- Điều độ viên trực tiếp chỉ huy chạy tàu tại các trung tâm (Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh) |
- Luôn giải quyết những việc phức tạp, căng thẳng thần kinh |
2 |
- Tuần đường, tuần cầu (đường sắt) |
- Đi lại nhiều, tập trung quan sát để kiểm tra đường, lưu động ngoài trời |
3 |
- Cấp than đầu máy hơi nước (tàu hoả) |
- Công việc nặng nhọc, nóng, bụi và ồn |
4 |
- Lái ô tô ray, xe goòng |
- Thường xuyên lưu động, ảnh hưởng của tiếng ồn, bụi |
5 |
- Vận hành máy tàu sông |
- Thường xuyên lưu động trên sông, ảnh hưởng nóng, ồn, luôn tiếp xúc với dầu mỡ. |
6 |
- Trưởng dồn móc nối đầu máy toa xe ở các ga lớn (Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh) |
- Làm ngoài trời, đi lại nhiều, ảnh hưởng của tiếng ồn, bụi |
7 |
- Nhân viên nấu ăn, phục vụ ăn uống trên tàu Bắc Nam |
- Lưu động theo tàu, công việc nặng nhọc, nơi làm việc chật hẹp, nóng, ồn |
8 |
- Sỹ quan, thuyền viên các tàu vận tải sông có công suất từ 90CV trở lên |
- Thường xuyên lưu động trên sông, công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của sóng, gió, ồn |
9 |
- Cấp dưỡng tàu công trình |
- ăn, ở sinh hoạt trên sông, biển như các thuyền viên; nơi làm việc chật hẹp, công việc nặng nhọc |
Trên đây là nội dung quy định về nghề hoặc công việc trong lĩnh vực vận tải thuộc danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Để hiểu rõ về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 1453/LĐTBXH-QĐ năm 1995.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật