Người được hưởng di sản thừa kế

Trường hợp người có tài sản là đất đai, nhà cửa qua đời mà không lập di chúc hoặc có di chúc nhưng di chúc đó đã bị chính họ tiêu hủy (như xé, đốt hoặc tuyên bố hủy bỏ di chúc đã lập mà chưa lập di chúc mới) thì ai sẽ là người được hưởng di sản thừa kế đó?
 
 

Trường hợp người có tài sản qua đời, nhưng trước đó đã tự ý tiêu hủy di chúc mà mình đã lập thì cũng được coi như trường hợp người có tài sản chết mà không để lại di chúc.

Khi đó, quyền thừa kế theo pháp luật sẽ được áp dụng đối với trường hợp người để lại tài sản chết mà không để lại di chúc. Người được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật phải là những người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, huyết thống với người đã chết. Dựa trên mức độ gần gũi thân thiết của những người này với người chết, pháp luật phân theo thứ tự như sau:

1. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

2. Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết;

3. Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột

…Mặt khác, để được hưởng thừa kế theo pháp luật, những người thuộc các hàng thừa kế nói trên phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế, nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu họ còn sống. Nếu cháu cũng đã chết trước người để lại di sản, thì chắt được hưởng phần di sản của cha mẹ được hưởng nếu còn sống.

Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người để lại di sản chết.
 

 

 
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Di sản thừa kế

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào