Tổ chức Lễ tang trong quân đội được thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 86/2016/TT-BQP Quy định và hướng dẫn tổ chức lễ tang đối với quan nhân, công nhân, viên chức quốc phòng; người làm công tác cơ yếu do Bộ Quốc phòng quản lý thì nội dung này được quy định như sau:
1. Ban Lễ tang; Ban Tổ chức Lễ tang; đứng tên đưa tin buồn; đưa tin, đăng tin; nơi tổ chức Lễ tang và nơi an táng; trang trí lễ đài; vòng hoa; Lễ viếng; tổ chức các đoàn nước ngoài đến viếng; Lễ truy điệu; Lễ đưa tang; Lễ hạ huyệt; lực lượng và phương tiện phục vụ Lễ tang; xây vỏ mộ và chi phí thực hiện theo quy định tại các Điều 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32 và Điều 33 Nghị định số 105/2012/NĐ-CP.
2. Tổng cục Chính trị phối hợp với các Ban của Đảng chuẩn bị các văn bản báo cáo Ban Bí thư Trung ương Đảng theo quy định; chủ trì xây dựng kế hoạch, giúp Trưởng Ban Lễ tang, Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang thông báo, triệu tập các cơ quan, đơn vị có liên quan để triển khai nhiệm vụ theo kế hoạch; theo dõi, Điều hành trong quá trình tổ chức Lễ tang.
3. Sĩ quan đứng túc trực bên linh cữu trong thời gian có các đoàn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng đến viếng và trong thời gian Lễ truy điệu là 04 (bốn) sĩ quan cấp Tướng và 04 (bốn) chiến sĩ tiêu binh. Thời gian còn lại của Lễ viếng là 04 (bốn) sĩ quan cấp Đại tá và 04 (bốn) chiến sĩ tiêu binh.
Trên đây là nội dung tư vấn về tổ chức Lễ tang trong quân đội. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 86/2016/TT-BQP.
Trân trọng!