Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc cho vay phát triển công nghiệp
Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc cho vay phát triển công nghiệp được quy định tại Điều 9 Thông tư 01/2016/TT-NHNN hướng dẫn chính sách cho vay phát triển công nghiệp hỗ trợ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành, cụ thể như sau:
1. Vụ Tín dụng các ngành kinh tế:
a) Đầu mối theo dõi, tổng hợp tình hình hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư này;
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Thông tư này.
2. Vụ Chính sách tiền tệ:
Tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong việc xác định mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam áp dụng trong từng thời kỳ quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này.
3. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng:
a) Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giám sát việc cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng theo thẩm quyền;
b) Phối hợp với Vụ Tín dụng các ngành kinh tế và các đơn vị có liên quan xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện.
4. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Theo dõi tổng hợp tình hình cho vay của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để thực hiện chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ tại địa phương;
b) Phối hợp với các Sở, Ban ngành tại địa phương xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện cho vay thực hiện chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ tại địa phương. Trường hợp vượt thẩm quyền, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Tín dụng các ngành kinh tế) để được xem xét xử lý.
Trên đây là nội dung về trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc cho vay phát triển công nghiệp. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo tại Thông tư 01/2016/TT-NHNN.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật