Mức thu phí cấp lại giấy xác nhận đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất

Mức thu phí cấp lại giấy xác nhận đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thanh Tâm hiện đang sống và làm việc tại Đồng Nai. Tôi đang tìm hiểu về nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi mức thu phí cấp lại giấy xác nhận đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập. 

Mức thu phí cấp lại giấy xác nhận đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất được quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư 62/2017/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, theo đó: 

Mức thu phí cấp, cấp lại giấy xác nhận đối với trường hợp tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất:

a) Giấy xác nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp

Số tt

Phế liệu nhập khẩu

Mức phí (nghìn đồng/hồ sơ)

Cấp lại giấy xác nhận

I

Phế liệu thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu

 

1

Phế liệu sắt, thép

 

a

Tổng khối lượng nhập khẩu từ 5.000 đến 100.000 tấn/năm

37.400

b

Tổng khối lượng nhập khẩu trên 100.000 tấn/năm

39.600

2

Phế liệu giấy

 

a

Tổng khối lượng nhập khẩu từ 200 đến 10.000 tấn/năm

33.000

b

Tổng khối lượng nhập khẩu trên 10.000 tấn/năm

35.200

3

Phế liệu nhựa

 

a

Tổng khối lượng nhập khẩu từ 200 đến 500 tấn/năm

30.800

b

Tổng khối lượng nhập khẩu trên 500 tấn/năm

33.000

4

Phế liệu khác

 

a

Thạch cao và xỉ hạt nhỏ (xỉ cát) từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép: Tổng khối lượng nhập khẩu từ 500 tấn/năm trở lên

28.600

b

Tơ tằm phế liệu và thủy tinh phế liệu (bao gồm thủy tinh vụn và thủy tinh phế liệu và mảnh vụn khác; thủy tinh ở dạng khối): Tổng khối lượng nhập khẩu từ 100 tấn/năm trở lên

26.400

c

Các loại phế liệu khác: Tổng khối lượng nhập khẩu từ 50 tấn/năm trở lên

26.400

II

Phế liệu không thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất

80.000

b) Giấy xác nhận do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp 

Số tt

Phế liệu nhập khẩu thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu

Mức phí

(nghìn đồng/hồ sơ)

1

Phế liệu sắt, thép: Tổng khối lượng nhập khẩu dưới 5.000 tấn/năm

32.000

2

Phế liệu giấy: Tổng khối lượng nhập khẩu dưới 200 tấn/năm

28.000

3

Phế liệu nhựa: Tổng khối lượng nhập khẩu dưới 200 tấn/năm

26.000

4

Phế liệu khác:

- Tơ tằm phế liệu và thủy tinh phế liệu (bao gồm: thủy tinh vụn và thủy tinh phế liệu và mảnh vụn khác; thủy tinh ở dạng khối): Tổng khối lượng nhập khẩu dưới 100 tấn/năm.

- Thạch cao và xỉ hạt nhỏ (xỉ cát): Tổng khối lượng nhập khẩu dưới 500 tấn/năm.

- Phế liệu khác: Tổng khối lượng nhập khẩu dưới 50 tấn/năm.

22.000

Trên đây là tư vấn về mức thu phí cấp lại giấy xác nhận đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 62/2017/TT-BTC. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. 

Chào thân ái và chúc sức khỏe! 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phế liệu

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào