Bảo vệ môi trường đối với cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện đường thuỷ được quy định như thế nào?
Bảo vệ môi trường đối với cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện đường thuỷ được quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 21/2013/TTLT-BGTVT-BTNMT Hướng dẫn về quản lý và bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, cụ thể như sau:
1. Chủ cơ sở phải thực hiện đầy đủ những yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch này.
2. Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan đăng kiểm về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của phương tiện trong quá trình đóng mới, hoán cải, sửa chữa, phục hồi, nâng cấp phương tiện, kể cả việc chế tạo, lắp đặt kết cấu và các trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm của phương tiện.
3. Thu gom, xử lý chất thải phát sinh trong quá trình sửa chữa, phục hồi, đóng mới phương tiện, tàu biển đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trước khi thải ra môi trường hoặc phối hợp với tổ chức có chức năng chuyên môn để tiếp nhận, vận chuyển và xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Trong quá trình hoạt động phải bảo đảm tiếng ồn, độ rung nằm trong giới hạn của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn và độ rung.
5. Có cán bộ thực hiện công tác bảo vệ môi trường.
Trên đây là nội dung câu trả lời về quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện đường thuỷ nội địa. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 21/2013/TTLT-BGTVT-BTNMT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật