Trình tự, thủ tục cấp phép cho phương tiện thủy nước ngoài, tàu biển Việt Nam vào cảng, bến thủy nội địa

Trình tự, thủ tục cấp phép cho phương tiện thủy nước ngoài, tàu biển Việt Nam vào cảng, bến thủy nội địa được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Nguyễn Đình Tùng, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động của cảng thủy nội địa và bến thủy nội địa. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, trình tự, thủ tục cấp phép cho phương tiện thủy nước ngoài, tàu biển Việt Nam vào cảng, bến thủy nội địa được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Trân trong! Nguyễn Đình Tùng (dinhtung*****@gmail.com)

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 22 Thông tư 11/2016/TT-BQP Quy định tiêu chí phân loại cảng, công bố danh mục cảng thủy nội địa; phân cấp kỹ thuật, tiêu chuẩn phân cấp kỹ thuật cảng thủy nội địa, tiêu chuẩn bến thủy nội địa và quản lý hoạt động đối với cảng, bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng thì trình tự, thủ tục cấp phép cho phương tiện thủy nước ngoài, tàu biển Việt Nam vào cảng, bến thủy nội địa được quy định cụ thể như sau:

- Trước khi vào cảng, bến thủy nội địa ít nhất trước 03 (ba) ngày làm việc, chủ tàu phải có văn bản đề nghị đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến cho phép tàu, thuyền vào cảng, bến. Trong thời hạn 08 (tám) giờ kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của chủ tàu, chỉ huy đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến phải báo cáo Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương về đề nghị của chủ tàu. Trong thời hạn 08 (tám) giờ kể từ khi nhận được báo cáo của chỉ huy đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương phải trả lời về đề nghị của chủ tàu. Trong thời hạn 04 (bốn) giờ kể từ khi nhận được ý kiến trả lời của Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương, đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến phải có văn bản trả lời chủ tàu và thông báo cho bộ phận Điều độ cảng, bến xác nhận vị trí neo đậu với chủ tàu (trường hợp chấp thuận). Sau khi vào vị trí neo đậu, người làm thủ tục có trách nhiệm nộp và xuất trình bản chính các giấy tờ theo quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều 22 Thông tư 11/2016/TT-BQP cho bộ phận Điều độ cảng, bến; Hồ sơ bao gồm:

+ Văn bản đề nghị cho phép phương tiện vào cảng, bến (nêu rõ số hiệu tàu, Mục đích vào cảng, bến thời Điểm đến, thời hạn lưu tại cảng, bến) theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 11/2016/TT-BQP;

+ Giấy tờ phải nộp

++ Giấy phép chuyển cảng khi nhập cảnh vào Việt Nam;

++ Giấy phép rời cảng, bến cuối cùng;

++ Giấy phép của Bộ Giao thông vận tải cho phép phương tiện thủy nước ngoài vận tải thủy nội địa tại Việt Nam (đối với phương tiện thủy nước ngoài);

++ Sổ danh sách thuyền viên, danh sách nhân viên phục vụ và danh sách hành khách trên phương tiện (nếu có).

+ Giấy tờ xuất trình

++ Giấy chứng nhận đăng ký tàu thuyền;

++ Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu;

++ Sổ thuyền viên (nếu có thay đổi so với lúc nhập cảnh);

++ Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên theo chức danh trên tàu;

++ Hộ chiếu của thuyền viên, nhân viên phục vụ và hộ chiếu của hành khách (nếu có thay đổi so với lúc nhập cảnh).

- Trong thời hạn 01 (một) giờ sau khi kiểm tra đủ giấy tờ theo quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều 22 Thông tư 11/2016/TT-BQP, bộ phận Điều độ cảng, bến báo cáo Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến cấp giấy phép vào cảng, bến thủy nội địa theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 11/2016/TT-BQP.

Trên đây là nội dung tư vấn về trình tự, thủ tục cấp phép cho phương tiện thủy nước ngoài, tàu biển Việt Nam vào cảng, bến thủy nội địa. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 11/2016/TT-BQP.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tàu biển

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào