Nguyên tắc phân công công tác chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám, chữa bệnh

Nguyên tắc phân công công tác chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám, chữa bệnh được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập, tôi là nguyễn Bắc, hiện đang làm việc tại một cơ sở y tế, vì nhu cầu tìm hiểu tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp cụ thể như sau: Nguyên tắc phân công công tác chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám, chữa bệnh được quy định như thế nào?  Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! 

Nguyên tắc phân công công tác chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám, chữa bệnh được quy định tại Điều 4 Quyết định 4026/QĐ-BYT năm 2010 ban hành Quy định phân công công tác chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, cụ thể như sau:

1. Chỉ đạo tuyến theo các chuyên khoa, chuyên ngành.

2. Kết hợp giữa chuyên khoa và đa khoa.

3. Lựa chọn một đơn vị làm đầu ngành để chỉ đạo, tổ chức thực hiện, tổng hợp, thống kê, báo cáo cho từng chuyên khoa, chuyên ngành trên toàn quốc.

4. Căn cứ vào điều kiện thực tế và năng lực của các chuyên khoa, chuyên ngành và nhu cầu của các đơn vị để phân công phạm vi chỉ đạo tuyến phù hợp.

5. Phân công theo vị trí địa lý, miền, vùng, tỉnh/ thành phố tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đơn vị tham gia công tác chỉ đạo tuyến.

6. Đảm bảo sự thống nhất giữa các vụ, cục thuộc Bộ Y tế và các đơn vị được phân công công tác chỉ đạo tuyến.

Trên đây là nội dung câu trả lời về nguyên tắc phân công công tác chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám, chữa bệnh. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 4026/QĐ-BYT năm 2010.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào