Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính trong quân đội, quốc phòng được xây dựng ra sao?

Việc xây dựng kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính trong quân đội, quốc phòng được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Tôi hiện đang công tác tại Gia Lai trong cơ quan nhà nước. Trong quá trình làm việc, tôi có quan tâm và tìm hiểu thêm thông tin về công tác kiểm soát thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên, một vài vấn đề tôi chưa nắm rõ, mong được giải đáp. Cho tôi hỏi, hiện nay, kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính trong quân đội, quốc phòng được xây dựng ra sao? Vấn đề này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được sự hỗ trợ từ Quý chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe!  Thành An (an***@gmail.com)

Ngày 01/08/2015, Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 92/2015/TT-BQP Quy định và hướng dẫn hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng.

Thông tư này quy định và hướng dẫn hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng và các lĩnh vực khác thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (sau đây viết chung là thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng), gồm: Đánh giá tác động và tham gia ý kiến về thủ tục hành chính; công bố thủ tục hành chính; công khai, niêm yết thủ tục hành chính; rà soát, đánh giá thủ tục hành chính; kiểm tra về tình hình và kết quả thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính; tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính; trách nhiệm kiểm soát thủ tục hành chính và chế độ báo cáo công tác kiểm soát thủ tục hành chính và áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức (sau đây viết gọn là cơ quan, đơn vị) và cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng.

Theo đó, việc xây dựng kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính trong quân đội, quốc phòng là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BQP. Cụ thể như sau:

1. Căn cứ ban hành kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính

a) Chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

b) Kế hoạch rà soát trọng tâm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

c) Chương trình công tác cải cách thủ tục hành chính hàng năm của Ban chỉ đạo cải cách hành chính Bộ Quốc phòng và chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

d) Phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về thủ tục hành chính.

2. Nội dung kế hoạch phải xác định rõ thủ tục hành chính, nhóm thủ tục hành chính cần rà soát, đánh giá, đơn vị thực hiện, thời gian thực hiện, căn cứ lựa chọn.

3. Hàng năm, căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về việc xây dựng kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính trong quân đội, quốc phòng. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 92/2015/TT-BQP.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào