Nội dung giám sát tài chính đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước

Nội dung giám sát tài chính đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập, tôi là Quang Quân, tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật về giám sát vốn đầu tư, tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước. Nhưng có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp cụ thể như sau: Nội dung giám sát tài chính đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!

Nội dung giám sát tài chính đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước được quy định tại Điều 33 Nghị định 87/2015/NĐ-CP về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước, quy định cụ thể như sau:

1. Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ

a) Giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

b) Giám sát việc quản lý và sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp theo các nội dung sau:

- Hoạt động đầu tư vốn, tài sản tại doanh nghiệp và hoạt động đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp (nguồn vốn huy động gắn với dự án đầu tư, tiến độ thực hiện dự án đầu tư, tiến độ giải ngân vốn đầu tư);

- Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn huy động; phát hành trái phiếu;

- Tình hình quản lý tài sản, quản lý nợ tại doanh nghiệp, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu;

- Tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.

c) Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:

- Kết quả hoạt động kinh doanh: Doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA);

- Việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

d) Giám sát việc thực hiện kế hoạch thoái vốn nhà nước, thu hồi vốn nhà nước, thu lợi nhuận, cổ tức được chia từ doanh nghiệp.

2. Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ

a) Giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

b) Giám sát tình hình huy động vốn và sử dụng vốn huy động;

c) Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Kết quả hoạt động kinh doanh: Doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA);

d) Giám sát việc thực hiện kế hoạch thoái vốn nhà nước, thu hồi vốn nhà nước, thu lợi nhuận, cổ tức được chia từ doanh nghiệp.

3. Bộ Tài chính quy định cụ thể các mẫu biểu, chỉ tiêu báo cáo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Trên đây là nội dung câu trả lời về nội dung giám sát tài chính đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 87/2015/NĐ-CP.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp nhà nước

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào