Đơn giản hóa thủ tục "Đối tượng lấy xác nhận chữ ký tại địa phương khác"

Đơn giản hóa thủ tục "Đối tượng lấy xác nhận chữ ký tại địa phương khác" được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Hồng Anh. Gần đây, tôi có nghe nói về việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giấy tờ trong một số lĩnh vực. Tôi đặc biệt quan tâm đến những giấy tờ liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế, Ban biên tập cho tôi hỏi các thủ tục "Đối tượng lấy xác nhận chữ ký tại địa phương khác" được đơn giản hóa như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Rất mong nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (0919***)

Nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục "Đối tượng lấy xác nhận chữ ký tại địa phương khác" được quy định tại Tiểu mục 14 Mục V Phương án đơn giản hóa thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Nghị quyết 49/NQ-CP năm 2010 như sau:

Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Đối tượng lấy xác nhận chữ ký tại địa phương khác” (mã số B-BXH-069345-TT do BHXH cấp huyện thực hiện)

Đổi tên thủ tục thành “Người hưởng chế độ BHXH hàng tháng qua thẻ ATM lấy xác nhận chữ ký tại địa phương khác

a) Về trình tự thực hiện:

Quy định cụ thể các bước:

- Bước 1: Định kỳ vào đầu tháng 5 và đầu tháng 11 hàng năm, người hưởng lập Giấy đề nghị xác định chữ ký, mang đến BHXH huyện hoặc UBND xã, phường nơi đang cư trú để lấy xác nhận (Trường hợp gặp khó khăn có thể xác nhận tại UBND cấp xã, nhưng chỉ áp dụng 01 lần cho 01 đợt vắng mặt tại nơi cư trú)

- Bước 2: BHXH huyện hoặc UBND xã, phường xác nhận vào Giấy xác nhận chữ ký.

- Bước 3: Người hưởng gửi Giấy xác nhận đến BHXH huyện nơi đang chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH để quản lý và tiếp tục chi trả.

b) Về thời gian giải quyết:

BHXH huyện phải ký xác nhận vào Giấy xác nhận chữ ký và trả cho người hưởng ngay trong ngày làm việc.

c) Mẫu đơn, tờ khai:

Sửa đổi mẫu Giấy đề nghị xác định chữ ký:

+ Sửa đổi: người hưởng không phải ký 02 mẫu chữ ký để xác minh lại chữ ký theo mẫu đã đăng ký mà chỉ làm đơn, xuất trình chứng minh nhân dân, giấy chứng nhận hưu trí hoặc trợ cấp BHXH và thẻ ATM tại nơi lấy xác nhận.

+ Bổ sung: Nơi xác nhận chữ ký là BHXH huyện hoặc UBND xã, phường nơi đối tượng cư trú.

Trên đây là quy định về nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục "Đối tượng lấy xác nhận chữ ký tại địa phương khác". Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị quyết 49/NQ-CP năm 2010.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào