Trách nhiệm của ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt trong hoạt động phòng giao dịch bưu điện

Trách nhiệm của ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt trong hoạt động phòng giao dịch bưu điện được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hồ Thanh Tùng, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch bưu điện. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, trách nhiệm của ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt trong hoạt động phòng giao dịch bưu điện được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn! Hồ Thanh Tùng (thanhtung*****@gmail.com)

Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 43/2015/TT-NHNN quy định về tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành thì trách nhiệm của ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt trong hoạt động phòng giao dịch bưu điện được quy định cụ thể như sau:

- Có kế hoạch phát triển phòng giao dịch bưu điện, nâng cấp phòng giao dịch bưu điện thành phòng giao dịch gắn với kế hoạch phát triển mạng lưới, trình cấp có thẩm quyền của Ngân hàng thông qua hàng năm.

- Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày Hội đồng quản trị có quyết định về các nội dung quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 5 Thông tư này, Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước (qua Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng nhà nước chi nhánh nơi đặt trụ sở phòng giao dịch bưu điện); đồng thời thực hiện công bố nội dung trên trang thông tin điện tử, tại trụ sở chính, trụ sở chi nhánh quản lý phòng giao dịch bưu điện, phòng giao dịch bưu điện có liên quan của Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt.

- Tuyển dụng, đào tạo nhân sự của phòng giao dịch bưu điện đảm bảo có đủ trình độ nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp.

- Xây dựng quy định hạn mức tồn quỹ tiền mặt và có các biện pháp đảm bảo an toàn tiền mặt tồn quỹ cuối ngày tại các phòng giao dịch bưu điện, báo cáo Ngân hàng Nhà nước (qua Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng nhà nước chi nhánh nơi đặt trụ sở phòng giao dịch bưu điện) kết quả thực hiện định kỳ hàng tháng.

- Đảm bảo hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ đủ năng lực kiểm soát, phòng ngừa rủi ro và đảm bảo tuân thủ quy định nội bộ và quy định pháp luật có liên quan đến từng phòng giao dịch bưu điện.

- Định kỳ hàng tháng, chậm nhất ngày 15 của tháng tiếp theo ngay sau tháng báo cáo, Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt báo cáo Ngân hàng Nhà nước:

+ Số liệu huy động vốn của từng phòng giao dịch bưu điện, số liệu huy động vốn tổng hợp của các phòng giao dịch bưu điện trên từng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và số liệu huy động vốn tổng hợp của các phòng giao dịch bưu điện do Chi nhánh tiết kiệm bưu điện quản lý theo mẫu tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;

+ Số liệu về lãi suất huy động tại từng phòng giao dịch bưu điện theo mẫu tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

- Thực hiện việc công bố thông tin theo quy định tại Thông tư này.

- Thực hiện các nội dung khác quy định tại Thông tư này.

Trên đây là nội dung tư vấn về trách nhiệm của ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt trong hoạt động phòng giao dịch bưu điện. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 43/2015/TT-NHNN.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cổ phần

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào