Tổ chức và nội dung hoạt động của phòng giao dịch bưu điện
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 43/2015/TT-NHNN quy định về tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành thì tổ chức và nội dung hoạt động của phòng giao dịch bưu điện được quy định cụ thể như sau:
- Nhân sự tại các phòng giao dịch bưu điện gồm nhân sự của Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt và/hoặc nhân sự của các Bưu cục hoặc Điểm bưu điện văn hóa xã thực hiện các nghiệp vụ của phòng giao dịch bưu điện theo thỏa thuận được ký kết giữa Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, phù hợp với quy định của pháp luật.
- Phòng giao dịch bưu điện được thực hiện các nghiệp vụ gồm:
+ Nhận tiền gửi tiết kiệm;
+ Mở tài Khoản thanh toán cho cá nhân;
+ Cung ứng séc trắng; rút tiền mặt từ tài Khoản thanh toán; thực hiện dịch vụ chi hộ trong nước trong phạm vi số dư tài Khoản đối với khách hàng cá nhân có mở tài Khoản tại phòng giao dịch bưu điện;
+ Thực hiện dịch vụ thu hộ trong nước;
+ Dịch vụ chuyển tiền mặt; chi, trả ngoại tệ;
+ Đại lý kinh doanh bảo hiểm theo Giấy phép thành lập và hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt và quy định của pháp luật hiện hành.
Trên đây là nội dung tư vấn về thẩm quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động phòng giao dịch bưu điện. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 43/2015/TT-NHNN.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật