Thẩm quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động phòng giao dịch bưu điện

Thẩm quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động phòng giao dịch bưu điện được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hồ Nguyễn Dũng, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch bưu điện. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, thẩm quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động phòng giao dịch bưu điện được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn! Hồ Nguyên Dũng (nguyendung*****@gmail.com)

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 43/2015/TT-NHNN quy định về tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành thì thẩm quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động phòng giao dịch bưu điện được quy địnhcụ thể như sau:

- Theo các quy định tại Thông tư này và phù hợp với Mục tiêu Điều hành chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận hoặc không chấp thuận việc Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt nâng cấp phòng giao dịch bưu điện thành phòng giao dịch theo quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại.

- Theo các quy định tại Thông tư này và phù hợp với Mục tiêu Điều hành chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ủy quyền cho Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng (trong trường hợp phòng giao dịch bưu điện đặt trụ sở tại tỉnh, thành phố nơi có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng), Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (trong trường hợp phòng giao dịch bưu điện đặt trụ sở tại tỉnh, thành phố nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng):

+ Chấp thuận hoặc không chấp thuận việc chấm dứt hoạt động phòng giao dịch bưu điện trên địa bàn (trường hợp tự nguyện chấm dứt hoạt động);

+ Xác nhận việc Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt đáp ứng Điều kiện khai trương hoạt động phòng giao dịch bưu điện trên địa bàn;

+ Xác nhận đủ Điều kiện hoạt động tại địa Điểm mới đối với phòng giao dịch bưu điện thay đổi địa Điểm trên địa bàn;

+ Bắt buộc chấm dứt hoạt động phòng giao dịch bưu điện trên địa bàn.

- Trong một số trường hợp cụ thể, nhằm phục vụ cho Mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, chính trị và Điều hành chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định số lượng phòng giao dịch bưu điện được nâng cấp thành phòng giao dịch của Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt khác với quy định tại Thông tư này.

Trên đây là nội dung tư vấn về thẩm quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động phòng giao dịch bưu điện. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 43/2015/TT-NHNN.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào