Đơn giản hóa thủ tục "Đối tượng không đến xác nhận chữ ký đề nghị nhận lại lương hưu, trợ cấp BHXH"
Nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục "Đối tượng không đến xác nhận chữ ký đề nghị nhận lại lương hưu, trợ cấp BHXH" được quy định tại Tiểu mục 4 Mục V Phương án đơn giản hóa thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Nghị quyết 49/NQ-CP năm 2010 như sau:
- “Đối tượng 6 tháng liên tục không nhận tiền, nay đề nghị tiếp tục hưởng” (mã số B-BXH-067584-TT do BHXH cấp huyện thực hiện)
- “Đối tượng không đến xác nhận chữ ký đề nghị nhận lại lương hưu, trợ cấp BHXH” (mã số B-BXH-069408-TT do BHXH cấp huyện thực hiện)
Gộp hai thủ tục trên và đổi tên là “Hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng của người bị tạm dừng chi trả do 6 tháng liên tục không nhận tiền và người hưởng chế độ BHXH hàng tháng qua thẻ ATM không đến ký xác nhận định kỳ” do 2 thủ tục này có hồ sơ và quy trình thực hiện tương tự nhau.
a) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Quy định số lượng Giấy đề nghị tiếp tục hưởng chế độ BHXH hàng tháng: người hưởng lập 01 bản.
- Mẫu số 19-CBH (Giấy đề nghị tiếp tục hưởng chế độ BHXH hàng tháng) Bổ sung thêm phần xét duyệt của cơ quan BHXH gồm: ngày, tháng; số tháng chưa nhận; tổng số tiền được truy lĩnh, không phải lập mẫu số 16-CBH.
b) Về trình tự thực hiện:
- Bước 1: Người hưởng lập 01 bản Giấy đề nghị (mẫu số 19-CBH) gửi BHXH huyện.
- Bước 2: BHXH huyện kiểm tra, xét duyệt vào mẫu 19-CBH để giải quyết cho ngay cho người hưởng.
c) Về thời gian giải quyết:
Giải quyết chi trả ngay cho người hưởng, chậm nhất là ngày làm việc kế tiếp kể từ khi nhận được Giấy đề nghị.
d) Vấn đề khác:
BHXH huyện cung cấp Giấy đề nghị cho Đại diện chi trả để cấp và hướng dẫn cho người hưởng thực hiện khi có nhu cầu, người hưởng không phải đến BHXH huyện để hỏi về thủ tục và nhận mẫu Giấy đề nghị trên.
Trên đây là quy định về nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục "Đối tượng không đến xác nhận chữ ký đề nghị nhận lại lương hưu, trợ cấp BHXH". Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị quyết 49/NQ-CP năm 2010.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật