Đơn giản hóa các thủ tục cấp lại sổ BHXH do người sử dụng lao động làm mất, hỏng

Đơn giản hóa các thủ tục cấp lại sổ BHXH do người sử dụng lao động làm mất, hỏng được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Thống Nhất. Gần đây, tôi có nghe nói về việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giấy tờ trong một số lĩnh vực. Tôi đặc biệt quan tâm đến những giấy tờ liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế, Ban biên tập cho tôi hỏi các thủ tục liên quan đến việc cấp lại sổ BHXH do người sử dụng lao động làm mất, hỏng được đơn giản hóa như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Rất mong nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (thong.nhat***@gmail.com)

Nội dung phương án đơn giản hóa các thủ tục cấp lại sổ BHXH do người sử dụng lao động làm mất, hỏng được quy định tại Tiểu mục 1 Mục II Phương án đơn giản hóa thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Nghị quyết 49/NQ-CP năm 2010 như sau:

- “Cấp lại sổ BHXH do người sử dụng lao động làm mất” (mã số B-BXH-062834 do BHXH tỉnh thực hiện).

- “Cấp lại sổ BHXH do người sử dụng lao động làm hỏng” (mã số B-BXH-063098-TT do BHXH tỉnh thực hiện).

Đề nghị gộp các thủ tục trên thành 01 thủ tục và đặt tên thủ tục là “Cấp lại sổ BHXH do người sử dụng lao động làm mất hoặc làm hỏng”.

a) Về hồ sơ:

Quy định cụ thể thành phần hồ sơ, gồm:

- Công văn đề nghị cấp lại sổ BHXH của người sử dụng lao động.

- Biên bản xác nhận việc mất hoặc hỏng sổ BHXH: đề nghị có mẫu và hướng dẫn cụ thể việc lập biên bản trong từng trường hợp như: hỏa hoạn, thiên tai, mất …; đối với các trường hợp sổ BHXH bị hỏng thì kèm theo sổ BHXH bị hỏng.

- Tờ khai tham gia BHXH, BHYT và BHTN lần đầu (nếu có).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

b) Về trình tự thực hiện:

- Bước 1: Người SDLĐ lập hồ sơ cấp lại sổ BHXH theo quy định, nộp cho cơ quan BHXH nơi đang đóng BHXH.

- Bước 2: Cơ quan BHXH thực hiện đối chiếu hồ sơ cấp lại sổ BHXH với hồ sơ và dữ liệu do cơ quan BHXH quản lý, nếu đủ điều kiện và xác định người bị mất sổ BHXH chưa hưởng trợ cấp 01 lần thì thực hiện cấp lại sổ BHXH.

c) Về thời hạn giải quyết: tối đa là 45 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

d) Mẫu đơn, mẫu tờ khai

- Ban hành mẫu văn bản đề nghị của người SDLĐ, trong đó có phần cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật của người sử dụng lao động.

đ) Vấn đề khác:

- Đề nghị bổ sung quy định trong Luật BHXH về việc cấp lại sổ BHXH do người SDLĐ làm mất, hỏng và quy định lệ phí cấp lại sổ BHXH (trừ trường hợp nguyên nhân hỏng, mất vì lý do bất khả kháng như thiên tai) vì chi phí cho việc xác minh, khôi phục lại quá trình làm việc đóng BHXH đối với các trường hợp này là rất lớn đồng thời để người SDLĐ đề cao trách nhiệm trong việc bảo quản sổ BHXH của người lao động.

- Hướng dẫn cụ thể về việc lập biên bản về việc mất hoặc hỏng sổ bảo hiểm xã hội;

- Về quản lý dữ liệu cấp sổ BHXH: Nhập toàn bộ thời gian làm việc, có đóng BHXH của người lao động vào chương trình quản lý đối tượng tham gia BHXH, BHYT và BHTN.

Trên đây là quy định về nội dung phương án đơn giản hóa các thủ tục cấp lại sổ BHXH do người sử dụng lao động làm mất, hỏng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị quyết 49/NQ-CP năm 2010.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào