Việc tính chi phí khi rà soát, đánh giá thủ tục hành chính được thực hiện theo những nội dung nào?

Nội dung tính chi phí khi rà soát, đánh giá thủ tục hành chính được quy định thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Quảng Nam trong lĩnh vực kế toán doanh nghiệp. Trong quá trình làm việc, tôi có quan tâm và tìm hiểu về việc thực hiện các thủ tục hành chính tại một số cơ quan nhà nước. Qua một số tài liệu, tôi được biết, hoạt động rà soát, đánh giá thủ tục hành chính được thực hiện qua nhiều bước. Tuy nhiên, một vài vấn đề tôi chưa nắm rõ mong được giải đáp. Cho tôi hỏi, hiện nay, việc tính chi phí khi rà soát, đánh giá thủ tục hành chính được thực hiện theo những nội dung nào? Vấn đề này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ Quý chuyên gia. Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khỏe!  Huy Hoàng (hoang***@gmail.com)

Ngày 31/10/2017, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính. Thông tư này hướng dẫn công bố, công khai thủ tục hành chính; rà soát, đánh giá thủ tục hành chính; xây dựng, quản lý và vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; vận hành và khai thác hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính; kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính; tổng hợp, báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung) (sau đây viết tắt là Nghị định số 63/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung).

Theo đó, nội dung tính chi phí khi rà soát, đánh giá thủ tục hành chính là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 1 Điều 27 Thông tư 02/2017/TT-VPCP. Cụ thể như sau:

a) Tính chi phí tuân thủ thủ tục hành chính hiện tại.

b) Tính chi phí thủ tục hành chính sau đơn giản hóa.

Chi phí sau đơn giản hóa được xác định trên cơ sở của chi phí hiện tại sau khi điều chỉnh các các nội dung được cắt giảm theo kiến nghị của phương án đơn giản hóa.

c) So sánh lợi ích

Lợi ích chi phí của việc đơn giản hóa thủ tục hành chính là hiệu số giữa chi phí tuân thủ thủ tục hành chính hiện tại và chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau đơn giản hóa.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về nội dung tính chi phí khi rà soát, đánh giá thủ tục hành chính. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 02/2017/TT-VPCP.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào