Trách nhiệm về việc bảo đảm an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân
Trách nhiệm về việc bảo đảm an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân được quy định tại Điều 11 Thông tư 32/2015/TT-NHNN quy định về giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành, cụ thể như sau:
1. Tại thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, quỹ tín dụng nhân dân chưa bảo đảm tuân thủ các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn quy định tại Thông tư này phải xây dựng các phương án xử lý và chủ động tổ chức thực hiện ngay các biện pháp xử lý để tuân thủ đúng quy định.
2. Trong thời gian tối đa 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, quỹ tín dụng nhân dân phải gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện phương án xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 12, điểm b khoản 2 Điều 13 Thông tư này cho Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng.
Trường hợp Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng yêu cầu sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh các biện pháp xử lý, tiến độ thực hiện, thời hạn thực hiện, quỹ tín dụng nhân dân có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện theo yêu cầu.
3. Quỹ tín dụng nhân dân có trách nhiệm bổ sung các biện pháp xử lý nêu tại khoản 2 Điều này và tiến độ thực hiện vào nội dung phương án tái cơ cấu tổ chức và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân để triển khai đồng bộ theo yêu cầu của Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trên đây là nội dung câu trả lời về trách nhiệm về việc bảo đảm an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 32/2015/TT-NHNN.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật