Đơn giản hóa các thủ tục liên quan đến việc người lao động tự đóng BHXH bắt buộc hoặc người sử dụng đóng 01 (một) lần cho người lao động

Đơn giản hóa các thủ tục liên quan đến việc người lao động tự đóng BHXH bắt buộc hoặc người sử dụng đóng 01 (một) lần cho người lao động được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Ngọc Huy. Gần đây, tôi có nghe nói về việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giấy tờ trong một số lĩnh vực. Tôi đặc biệt quan tâm đến những giấy tờ liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế, Ban biên tập cho tôi hỏi các thủ tục liên quan đến việc người lao động tự đóng BHXH bắt buộc hoặc người sử dụng đóng 01 (một) lần cho người lao động được đơn giản hóa như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Rất mong nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (huy***@gmail.com)

Nội dung phương án đơn giản hóa các thủ tục liên quan đến việc người lao động tự đóng BHXH bắt buộc hoặc người sử dụng đóng 01 (một) lần cho người lao động được quy định tại Tiểu mục 12 Mục I Phương án đơn giản hóa thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Nghị quyết 49/NQ-CP năm 2010 như sau:

Nội dung đơn giản hóa thủ tục: Người lao động tự đóng BHXH bắt buộc hoặc người sử dụng đóng 01 (một) lần cho người lao động (Mã số: B-BXH-073122-TT do BHXH tỉnh thực hiện, Mã số: B-BXH-066119-TT do BHXH huyện thực hiện).

Đổi tên thủ tục là “Người lao động tự đóng BHXH bắt buộc hoặc người sử dụng đăng ký đóng một lần cho người lao động

a) Về hồ sơ:

Quy định cụ thể thành phần hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị của người lao động hoặc Công văn đề nghị của người SDLĐ hoặc Đơn đề nghị của thân nhân người lao động (trường hợp người lao động chết).

- Danh sách lao động đóng BHXH, BHYT, BHTN hoặc Danh sách lao động điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN.

- Sổ BHXH.

Số lượng hồ sơ: quy định rõ 01 bộ hồ sơ.

b) Về trình tự thực hiện

- Bước 1: Người lao động hoặc Đơn vị sử dụng lao động chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định tại thành phần hồ sơ và nộp tại cơ quan BHXH (theo phân cấp).

- Bước 2: Giải quyết của cơ quan BHXH: Kiểm tra, đối chiếu hồ sơ; Ra văn bản chấp thuận.

c) Quy định rõ cách thức thực hiện: đơn vị nộp trực tiếp, qua bưu điện hoặc qua Internet …

d) Thời hạn giải quyết:

- Đối với cá nhân: cơ quan BHXH giải quyết ngay trong ngày làm việc.

- Đối với đơn vị SDLĐ: thời hạn trả kết quả trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định.

đ) Về mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Sửa đổi, bổ sung Danh sách lao động đóng BHXH, BHYT, BHTN, Danh sách lao động điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN theo hướng đơn giản, thuận tiện cho người lao động và người sử dụng lao động.

Trên đây là quy định về nội dung phương án đơn giản hóa các thủ tục liên quan đến việc người lao động tự đóng BHXH bắt buộc hoặc người sử dụng đóng 01 (một) lần cho người lao động. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị quyết 49/NQ-CP năm 2010.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào