Ghi nhận và xóa tên tổ chức đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp theo quy định hiện hành

Ghi nhận và xóa tên tổ chức đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập, tôi là Viết Quân hiện đanh sinh sống và làm việc tại báo Tuổi trẻ, gần đây tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật về bảo vệ quyền tác giả và các quyền liên quan đến luật Sở hữu trí tuệ, nhưng có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp như sau: Ghi nhận và xóa tên tổ chức đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào? Tôi có thể  tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!

Ghi nhận và xóa tên tổ chức đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định 122/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, cụ thể như sau: 

1. Tổ chức có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 154 của Luật Sở hữu trí tuệ và quy định chi tiết tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này được ghi nhận là tổ chức kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp trong Sổ đăng ký quốc gia về đại diện sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp theo yêu cầu của tổ chức đó sau khi nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

2. Các tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 154 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:

a) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật về doanh nghiệp;

b) Hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo pháp luật về hợp tác xã;

c) Các tổ chức hành nghề luật sư được thành lập và hoạt động theo pháp luật về luật sư, trừ chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật trách nhiệm hữu hạn một phần trăm vốn nước ngoài, công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh giữa tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam và tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài;

d) Các tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được thành lập và hoạt động theo pháp luật về khoa học và công nghệ.

3. Chi nhánh và các đơn vị phụ thuộc khác của các tổ chức quy định khoản 2 Điều này chỉ được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp dưới danh nghĩa của tổ chức mà mình phụ thuộc.

4. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp hoặc người tổ chức được người đại diện theo pháp luật của tổ chức ủy quyền trong hoạt động kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 155 của Luật Sở hữu trí tuệ.

5. Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp bị xóa tên trong Sổ đăng ký quốc gia về đại diện sở hữu công nghiệp và việc xóa tên được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong các trường hợp sau đây:

a) Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp chấm dứt kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp;

b) Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp không còn đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 154 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Trên đây là nội dung câu trả lời về việc ghi nhận và xóa tên tổ chức đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 122/2010/NĐ-CP. 

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào