Nội dung và giới hạn quyền đối với sáng chế mật được quy định như thế nào?

Nội dung và giới hạn quyền đối với sáng chế mật được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập, tôi là Thành Hưng hiện đang sinh sống và làm phòng Tư pháp của huyện, gần đây tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật về bảo vệ quyền tác giả và các quyền liên quan đến luật Sở hữu trí tuệ, nhưng có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp như sau: Nội dung và giới hạn quyền đối với sáng chế mật được quy định như thế nào? Tôi có thể  tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!  

Nội dung và giới hạn quyền đối với sáng chế mật được quy định tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định 122/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, cụ thể như sau: 

1. Sáng chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh quốc gia theo pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước gọi là sáng chế mật.

2. Sáng chế mật chỉ có thể được cấp Bằng độc quyền sáng chế mật hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích mật.

3. Đơn đăng ký sáng chế mật, Bằng độc quyền sáng chế mật, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích mật không được công bố và phải được bảo mật theo pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

4. Việc sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng sáng chế mật, chuyển giao quyền nộp đơn, quyền sở hữu sáng chế mật phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

5. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thể sử dụng, giao cho tổ chức, cá nhân sử dụng sáng chế mật nhằm mục đích quốc phòng, an ninh theo quy định tại các điều 145, 146 và 147 của Luật Sở hữu trí tuệ.

6. Kể cả ngày sáng chế mật được cơ quan có thẩm quyền giải mật theo pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, đơn và văn bằng bảo hộ sáng chế mật được xử lý như sau:

a) Đơn sáng chế mật tiếp tục được xử lý như đơn sáng chế;

b) Bằng độc quyền sáng chế mật, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích mật được chuyển đổi thành Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích và được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sáng chế.

Trên đây là nội dung câu trả lời về nội dung và giới hạn quyền đối với sáng chế mật theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 122/2010/NĐ-CP. 

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sáng chế

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào