Trách nhiệm tổ chức thực hiện an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài

Trách nhiệm tổ chức thực hiện an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài được quy định như thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập. Hiện tại tôi đang muốn tìm hiểu một số quy định liên quan đến thủ tục cấp giấy chứng nhận liên quan đến an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài để phục vụ cho công việc của mình. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu có một vài nội dung tôi chưa rõ lắm. Vì vậy, tôi có câu hỏi này mong nhận được sự tư vấn của Quý ban biên tập. Nội dung thắc mắc như sau: Trách nhiệm tổ chức thực hiện an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập! Tôi chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe anh/chị rất nhiều. Minh Hoàng (hoang***@gmail.com)

Trách nhiệm tổ chức thực hiện an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài được quy định tại Điều 16 Thông tư 57/2013/TT-BGTVT quy định về bảo đảm an ninh tại cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:

1. Trách nhiệm của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam

a) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này trên phạm vi toàn quốc và báo cáo kết quả thực hiện định kỳ hàng quý, hàng năm về Bộ Giao thông vận tải;

b) Tổ chức hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp khai thác cảng và kiểm tra việc thực hiện công tác bảo đảm an ninh cảng thủy nội địa theo quy định tại Thông tư này;

c) Phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc tổ chức thực hiện công tác an ninh cảng thủy nội địa.

2. Trách nhiệm của Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam,

Phối hợp với Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải trong việc trao đổi, cung cấp thông tin liên quan đến an ninh tàu và an ninh cảng thủy nội địa.

3. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải

a) Tổ chức hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp khai thác cảng thuộc phạm vi quản lý của địa phương và kiểm tra việc thực hiện công tác bảo đảm an ninh cảng thủy nội địa theo quy định tại Thông tư này;

b) Phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện công tác an ninh cảng thủy nội địa.

4. Trách nhiệm của Cảng vụ Đường thủy nội địa

a) Chủ động phối hợp với cơ quan thiết lập cấp độ an ninh và các cơ quan hữu quan tại khu vực trách nhiệm để nắm bắt kịp thời thông tin an ninh liên quan đến tàu và cảng để có biện pháp bảo đảm an ninh phù hợp;

b) Hướng dẫn các doanh nghiệp khai thác cảng thủy nội địa đánh giá an ninh cảng thủy nội địa; xây dựng Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa;

c) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác bảo đảm an ninh tại cảng thủy nội địa.

5. Trách nhiệm của doanh nghiệp khai thác cảng thủy nội địa

a) Tổ chức thực hiện đánh giá an ninh cảng thủy nội địa và xây dựng bản đánh giá an ninh cảng thủy nội địacó sự tham gia của đại diện các cơ quan đơn vị gồm Cảng vụ Đường thủy nội địa, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát trật tự, Cảnh sát đường thủy;

b) Xây dựng Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa theo quy định;

Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa.

6. Trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ liên quan đến bảo đảm an ninh tại cảng thủy nội địa

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tại cảng thủy nội địa có tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài phải tuân thủ thực hiện các quy định về bảo đảm an ninh cảng thủy nội địa.

Trên đây là nội dung tư vấn về trách nhiệm tổ chức thực hiện an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 57/2013/TT-BGTVT.

Trân trọng thông tin đến bạn!

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào