Hồ sơ kiểm sát án hình sự lập ở giai đoạn thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm

Hồ sơ kiểm sát án hình sự lập ở giai đoạn thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập, tôi là Minh Thuỳ, gần đây tôi có tìm hiểu quy định của pháp luật về việc lập hồ sơ kiểm sát án hình sự, nhưng có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp cụ thể như sau:  Hồ sơ kiểm sát án hình sự lập ở giai đoạn thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu nội dung này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ các bạn, chân thành cảm ơn!

Hồ sơ kiểm sát án hình sự lập ở giai đoạn thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm được quy định về Điều 6 Quyết định 590/QĐ-VKSTC-V3 năm 2014 Quy định về lập hồ sơ kiểm sát án hình sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành, cụ thể như sau:

1. Thông báo án có kháng cáo, kháng nghị của Tòa án cấp sơ thẩm, đơn kháng cáo (bản photo), Quyết định kháng nghị (nếu có).

2. Thông báo của Tòa án cấp phúc thẩm cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc xét xử phúc thẩm vụ án hình sự.

3. Quyết định phân công Kiểm sát viên tham gia phiên tòa phúc thẩm (thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm).

4. Trích ghi Biên bản họp trù bị với Tòa án cấp phúc thẩm (nếu có).

5. Bản nghiên cứu tổng hợp chứng cứ của vụ án do Kiểm sát viên, Kiểm tra viên lập (thực hiện theo đúng nội dung của Điều 13, Điều 36 Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự hiện hành).

6. Báo cáo án của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên (thực hiện theo quy định tại Điều 6 của Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự hiện hành). Báo cáo nêu rõ những vấn đề của Bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, ý kiến đề xuất giải quyết của Kiểm sát viên, ý kiến chỉ đạo của đơn vị, Lãnh đạo Viện.

7. Báo cáo thỉnh thị và trả lời thỉnh thị (nếu có).

8. Những tài liệu thu thập thêm về vụ án sau khi xét xử sơ thẩm (tài liệu xác minh nếu có).

9. Bản dự thảo quan điểm của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm (theo mẫu số 141 của Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự hiện hành).

10. Bản sao tài liệu về việc rút kháng cáo (nếu có); Quyết định bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị của Viện kiểm sát (nếu có).

11. Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm (nếu có), tài liệu về việc hoãn phiên tòa (nếu có).

12. Bút ký phiên tòa phúc thẩm do Kiểm sát viên ghi chép.

13. Bản án, Quyết định phúc thẩm.

14. Bản sao Kết luận điều tra, Cáo trạng, Bản án sơ thẩm, Biên bản nghị án và Biên bản phiên tòa sơ thẩm.

15. Thông báo kết quả xét xử phúc thẩm.

16. Tài liệu thể hiện kiểm tra Biên bản phiên tòa, phiếu kiểm sát Bản án, Quyết định phúc thẩm.

17. Kiến nghị khắc phục vi phạm (nếu có).

18. Thông báo rút kinh nghiệm nghiệp vụ (nếu có).

19. Văn bản hướng dẫn điều tra bổ sung trong trường hợp Bản án sơ thẩm bị cấp xét xử phúc thẩm quyết định hủy để điều tra lại (nếu có).

20. Các tài liệu phản ánh về hoạt động phát hiện, biện pháp khắc phục vi phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng (nếu có).

21. Báo cáo đề xuất giám đốc thẩm (nếu có).

22. Các văn bản, tài liệu khác trong giai đoạn xét xử phúc thẩm (nếu có).

23. Đơn khiếu nại, tố cáo cán bộ tư pháp trong hoạt động giải quyết vụ án ở giai đoạn xét xử phúc thẩm và kết quả giải quyết (nếu có).

Lưu ý: Đối với những loại tài liệu nêu trên mà Bộ luật tố tụng hình sự không quy định Tòa án cấp phúc thẩm gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và các tài liệu do Viện kiểm sát xác minh (Biên bản phúc cung; Biên bản đối chất...) thì Kiểm sát viên phải sao chụp hoặc trích ghi nội dung để lưu vào hồ sơ kiểm sát.

Trên đây là nội dung câu trả lời về hồ sơ kiểm sát án hình sự lập ở giai đoạn thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc tại Quyết định 590/QĐ-VKSTC-V3 năm 2014.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào