Mục tiêu của đề án xây dựng giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên hệ thống đường bộ cao tốc

Mục tiêu của đề án xây dựng giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên hệ thống đường bộ cao tốc được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập, tôi là Hoàng Bảo Ngọc hiện đang sinh sống và làm việc tại Long Thành, Đồng Nai, có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp cụ thể như sau: Mục tiêu của đề án xây dựng giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên hệ thống đường bộ cao tốc được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu nội dung này tại văn bản nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!

Mục tiêu của đề án xây dựng giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên hệ thống đường bộ cao tốc được quy định tại Mục II Quyết định 2682/QĐ-BGTVT năm 2016 phê duyệt Đề án “Xây dựng giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên hệ thống đường bộ cao tốc” do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, cụ thể như sau:

1. Mục tiêu tổng quát

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông trên đường bộ cao tốc; nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho người lái xe và người dân; tăng cường điều kiện an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông, sự cố giao thông, các rủi ro gây tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông trên đường bộ cao tốc một cách bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

- Hàng năm, giảm thiểu tai nạn giao thông trên đường bộ cao tốc trên cả ba tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương trên một km đường bộ cao tốc.

- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác bảo đảm an toàn giao thông trên đường bộ cao tốc.

- 100% mạng đường bộ cao tốc phải được thẩm định an toàn giao thông từ giai đoạn thiết kế kỹ thuật (hoặc thiết kế bản vẽ thi công), trước khi đưa công trình vào khai thác và trong quá trình khai thác tuyến đường.

- 100% các tuyến đường bộ cao tốc có phương án tổ chức giao thông được phê duyệt chính thức.

- Các tuyến đường bộ cao tốc được trang bị hệ thống giao thông thông minh (ITS) để tổ chức khai thác và vận hành giao thông đảm bảo an toàn và thông suốt.

- Hoàn thiện hệ thống đường gom của các tuyến đường bộ cao tốc theo quy hoạch đã được phê duyệt.

- Trên 80% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tuyến đường bộ cao tốc đi qua có quy hoạch hệ thống giao thông vận tải kết nối với các tuyến đường bộ cao tốc đi qua.

- 80% lái xe trong các doanh nghiệp kinh doanh vận tải được tập huấn nâng cao kỹ năng lái xe an toàn trên đường bộ cao tốc và đạo đức của người lái xe; 100% người dân sống dọc khu vực tuyến đường bộ cao tốc đi qua được tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên đường bộ cao tốc.

- Nâng cao năng lực trong công tác tuần tra, tuần đường của các đơn vị quản lý, khai thác đường bộ cao tốc và của các cơ quan quản lý nhà nước.

- Nâng cao năng lực cho người làm công tác cứu hộ, cứu nạn giao thông trên đường bộ cao tốc.

- Nâng cao năng lực của các cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, khai thác đường bộ cao tốc trong việc thực hiện công tác bảo đảm an toàn giao thông trên đường bộ cao tốc.

Trên đây là nội dung câu trả lời về mục tiêu của đề án xây dựng giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên hệ thống đường bộ cao tốc theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 2682/QĐ-BGTVT năm 2016.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào