Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông đối với mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước

Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông đối với mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Ngọc Thanh hiện đang sống và làm việc tại Bảo Lộc. Tôi đang tìm hiểu về mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước. Tôi có thắc mắc về vấn đề này mong được Ban biên tập giải đáp giúp. Thắc mắc của tôi cụ thể như sau: Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông đối với mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập. 

Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông đối với mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước được quy định tại Điều 15 Thông tư 27/2017/TT-BTTTT quy định về quản lý, vận hành, kết nối, sử dụng và bảo đảm an toàn thông tin trên mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành (có hiệu lực từ ngày 05/12/2017), theo đó: 

Mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước viết tắt là mạng TSLCD

Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông đối với mạng TSLCD gồm:

1. Trách nhiệm của Cục Viễn thông: phối hợp thẩm định tài nguyên địa chỉ IP, thông số định tuyến của mạng TSLCD, các giải pháp, phương án kỹ thuật, các kế hoạch phát triển mạng TSLCD do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đề xuất.

2. Trách nhiệm của Cục An toàn thông tin:

a) Hướng dẫn công tác xác định cấp độ an toàn thông tin cho mạng TSLCD;

b) Phối hợp với Cục Bưu điện Trung ương trong việc xây dựng, điều chỉnh, bổ sung các văn bản quy định về bảo đảm an toàn thông tin liên quan đến mạng TSLCD;

c) Phối hợp với Cục Bưu điện Trung ương trong việc triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin trên mạng TSLCD;

d) Phối hợp, hỗ trợ ứng cứu thông tin trong trường hợp có sự cố liên quan đến an toàn thông tin.

3. Trách nhiệm của Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam:

a) Phối hợp với các đơn vị chức năng bảo đảm an toàn thông tin truyền tải trên Mạng TSLCD theo chức năng nhiệm vụ được quy định;

b) Phối hợp, hỗ trợ các đơn vị sử dụng mạng TSLCD trong việc điều phối ứng cứu sự cố mất an toàn thông tin;

c) Phối hợp triển khai các giải pháp giám sát, cảnh báo, ngăn chặn cho mạng nội bộ các đơn vị kết nối vào mạng TSLCD chống nguy cơ xâm nhập trái phép qua Internet.

4. Trách nhiệm của Thanh tra Bộ: chủ trì công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định, quy trình về quản lý, vận hành, kết nối, khai thác, sử dụng và bảo đảm an toàn, an ninh trên mạng TSLCD.

5. Trách nhiệm của Vụ Khoa học và Công nghệ: chủ trì, phối hợp với Cục Bưu điện Trung ương trình Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về quản lý, vận hành, kết nối, sử dụng, bảo đảm an toàn thông tin trên mạng TSLCD.

Trên đây là tư vấn về trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông đối với mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 27/2017/TT-BTTTT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. 

Chào thân ái và chúc sức khỏe! 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào