Giám định viên tư pháp trong hoạt động khoa học công nghệ bị miễn nhiệm trong những trường hợp nào?
Ngày 11/12/2014, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư 35/2014/TT-BKHCN về giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ. Thông tư này quy định về tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp; lập và công bố danh sách giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc; thực hiện giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ và áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
Theo đó, các trường hợp miễn nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư 35/2014/TT-BKHCN. Cụ thể như sau:
Các trường hợp miễn nhiệm, hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 10 Luật giám định tư pháp. Cụ thể bao gồm các trường hợp:
- Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này;
- Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này;
- Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị xử phạt hành chính do cố ý vi phạm quy định của pháp luật về giám định tư pháp;
- Thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều 6 của Luật này;
- Theo đề nghị của giám định viên tư pháp là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng có quyết định nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí hoặc thôi việc.
Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về các trường hợp miễn nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 35/2014/TT-BKHCN.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật