Đơn giản hóa thủ tục thẩm định hồ sơ đề nghị bảo lãnh của HTX, thông báo chấp thuận bảo lãnh hoặc không chấp thuận bảo lãnh vay vốn đối với dự án phân cấp

Đơn giản hóa thủ tục thẩm định hồ sơ đề nghị bảo lãnh của Hợp tác xã, thông báo chấp thuận bảo lãnh hoặc không chấp thuận bảo lãnh vay vốn đối với dự án phân cấp được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Thanh Mai, hiện tôi đang sinh sống tại Hà Nội. Gần đây, tôi có nghe nói về việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giấy tờ trong một số lĩnh vực. Tôi đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực vay vốn tín dụng để đầu tư, Ban biên tập cho tôi hỏi thủ tục thẩm định hồ sơ đề nghị bảo lãnh của Hợp tác xã, thông báo chấp thuận bảo lãnh hoặc không chấp thuận bảo lãnh vay vốn đối với dự án phân cấp được đơn giản hóa như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Rất mong nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (thanh.mai***@gmail.com)

Nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục thẩm định hồ sơ đề nghị bảo lãnh của Hợp tác xã, thông báo chấp thuận bảo lãnh hoặc không chấp thuận bảo lãnh vay vốn đối với dự án phân cấp được quy định tại Tiểu mục 3 Mục VII Phần 1 Phương án đơn giản hóa các thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của Ngân hàng phát triển Việt Nam do Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết 63/NQ-CP năm 2010 như sau:

Thủ tục Bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của NHTM: Thẩm định hồ sơ đề nghị bảo lãnh của Hợp tác xã, thông báo chấp thuận bảo lãnh hoặc không chấp thuận bảo lãnh vay vốn đối với dự án phân cấp - B-NPT-075395-TT

a) Tên thủ tục:

- Ghép thủ tục B-NPT-075388-TT và B-NPT-075394-TT thành 1 thủ tục với tên mới: “Bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của NHTM: Thẩm định hồ sơ đề nghị bảo lãnh của doanh nghiệp (kể cả HTX), thông báo chấp thuận bảo lãnh hoặc không chấp thuận bảo lãnh vay vốn đối với dự án không phân cấp”.

- Ghép thủ tục B-NPT-075389-TT và B-NPT-075395-TT thành 1 thủ tục với tên mới: “Bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của NHTM: Thẩm định hồ sơ đề nghị bảo lãnh của doanh nghiệp (kể cả HTX), thông báo chấp thuận bảo lãnh hoặc không chấp thuận bảo lãnh vay vốn đối với dự án phân cấp”.

b) Cách thức thực hiện:

- Bổ sung quy định: khách hàng nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính.

c) Những tài liệu thay đổi trong hồ sơ thủ tục này:

- Thay thế “Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án” bằng “Văn bản phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc văn bản xác nhận đăng ký bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật bảo vệ môi trường”.

- Thay thế “Báo cáo thẩm duyệt về phương án phòng chống cháy nổ của dự án” bằng “Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy của dự án”.

- Thay thế Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp bằng Văn bản của cấp có thẩm quyền trong doanh nghiệp quy định về: chấp thuận đầu tư dự án; quyền hạn, trách nhiệm của Người đại diện theo pháp luật trong giao dịch với NHPT – bản chính.

d) Bổ sung trong thành phần hồ sơ các tài liệu sau:

- Báo cáo nhanh tình hình tài chính trong trường hợp thời điểm nộp hồ sơ không đúng với kỳ quyết toán tài chính của khách hàng – bản chính.

- Các tài liệu có liên quan đến việc đăng ký giao dịch bảo đảm, bao gồm:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Hợp đồng thuê đất trong khu công nghiệp – bản chính.

+ Giấy xác nhận của cơ quan Nhà nước đang quản lý sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính trong trường hợp thế chấp có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính (trường hợp bên thế chấp là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thuê của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà không hình thành pháp nhân mới thì phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất) – bản chính.

+ Tổng dự toán hoặc dự toán được duyệt – bản chính.

+ Hợp đồng kinh tế mua bán máy móc, thiết bị (nếu có) – bản sao công chứng.

đ) Bỏ cụm từ “tùy từng trường hợp” trong nội dung sau: Đối với dự án đầu tư mua sắm thiết bị lẻ, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp: Tùy từng trường hợp, nếu không phải xin thêm đất thì Hồ sơ dự án thông thường chỉ gồm báo cáo phương án đầu tư và quyết định phê duyệt phương án đầu tư hoặc dự án đầu tư và quyết định phê duyệt dự án đầu tư trong trường hợp các công trình cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư trên 15 tỷ đồng.

e) Quy định hình thức pháp lý của các tài liệu:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp – bản sao có chứng thực (đối với doanh nghiệp).

- Giấy phép hành nghề đối với những ngành nghề pháp luật quy định phải có giấy phép – bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao tự xác nhận của khách hàng/chủ đầu tư.

- Báo cáo nghiên cứu khả thi (hoặc dự án đầu tư xây dựng công trình)/Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình (trường hợp dự án có vốn đầu tư nhỏ hơn 15 tỷ đồng) được lập theo quy định của pháp luật (01 bộ) – bản chính.

- Giấy phép xây dựng – bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao tự xác nhận của khách hàng/chủ đầu tư.

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Hợp đồng thuê đất trong khu công nghiệp – bản chính.

- Giấy phép khai thác và sử dụng tài nguyên – bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao tự xác nhận của khách hàng/chủ đầu tư.

- Quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc (Giám đốc), chủ nhiệm HTX, Kế toán trưởng, kế toán trưởng hợp tác xã – bản sao mang bản chính đến đối chiếu hoặc bản sao có xác nhận của khách hàng/chủ đầu tư.

g) Mẫu đơn, tờ khai:

- Sửa đổi mẫu “Giấy đề nghị bảo lãnh” – Mẫu số 01a/BL-GĐN, bỏ các yêu cầu cung cấp thông tin của khách hàng (doanh nghiệp, HTX):

+ Về tình hình tài chính, sản xuất, quản lý điều hành (mục III, IV, V, VI).

+ Thông tin về tổng mức đầu tư của dự án và nguồn vốn thực hiện dự án.

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ……… ngày …/ …/ … do …………………… cấp.

+ Ngành nghề kinh doanh chính: ……………………………………………………………………

+ Vốn hoạt động theo Giấy chứng nhận ĐKKD ……………………………………………. đồng;

- Sửa phần cam kết ở cuối đơn thành:

Cam kết toàn bộ các tài liệu, số liệu mà doanh nghiệp đã cung cấp liên quan đến thủ tục đề nghị NHPT bảo lãnh vay vốn là chính xác, hợp lệ và hợp pháp. Doanh nghiệp sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật nếu có sai sót, vi phạm xảy ra.

h) Yêu cầu, điều kiện:

- Sửa điều kiện “Không có nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng. Trường hợp Doanh nghiệp có nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng nhưng có dự án đầu tư, phương án SXKD và cam kết trả được nợ quá hạn thì được NHPT thẩm định, quyết định bảo lãnh vay vốn theo quy định hiện hành” thành “Không có nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng”.

- Sửa đổi cách thức trình bày, bố cục nội dung các điều kiện khác thành:

+ Là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có vốn điều lệ tối đa 20 tỷ đồng hoặc sử dụng dưới 1.000 lao động.

+ Dự án đầu tư, phương án SXKD không thuộc các lĩnh vực tư vấn, kinh doanh bất động sản (trừ các dự án xây dựng nhà ở bán cho người có thu nhập thấp; nhà cho công nhân và sinh viên thuê; xây dựng nghĩa trang), kinh doanh chứng khoán.

+ Dự án đầu tư, phương án SXKD có hiệu quả. Quy mô dự án tối thiểu là 100 triệu đồng, trong đó vốn chủ sở hữu tham gia dự án đầu tư, phương án SXKD tối thiểu bằng 10%.

+ Sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay thực hiện dự án đầu tư để thế chấp bảo đảm bảo lãnh tại Bên bảo lãnh.

Trên đây là quy định về nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục thẩm định hồ sơ đề nghị bảo lãnh của Hợp tác xã, thông báo chấp thuận bảo lãnh hoặc không chấp thuận bảo lãnh vay vốn đối với dự án phân cấp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị quyết 63/NQ-CP năm 2010.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nguyên tắc tổ chức hợp tác xã

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào