Giải quyết văn bản đến đối với các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục Thuế

Giải quyết văn bản đến đối với các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục Thuế được quy định như thế nào? Chào Ban biên tập, tôi là Minh Tràm, đang sinh sống ở Bắc Ninh. Tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Tôi đang làm việc tại cơ quan thuế. Gần đây, tôi có tìm hiểu một vài chính sách về quản lý trong lĩnh vực thuế nhưng có vấn đề tôi chưa nắm rõ, mong Ban biên tập có thể giải đáp giúp tôi, cụ thể là việc giải quyết văn bản đến đối với các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục Thuế được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Hy vọng sớm nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn! (0120***)

Việc giải quyết văn bản đến đối với các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục Thuế được quy định tại Tiểu mục 1 Mục III Phần II Quy trình tiếp nhận, quản lý văn bản đi, đến của Cơ quan Tổng cục thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 2220/QĐ-TCT năm 2015 như sau:

a) Sau khi tiếp nhận văn bản đến từ phòng Hành chính, các Vụ, đơn vị có ý kiến chỉ đạo về thời gian hoàn thành từng văn bản và giao cho công chức thuộc đơn vị giải quyết; đối với văn bản gấp hoặc có đóng dấu độ khẩn phải xử lý ngay không được để quá thời hạn quy định;

Những văn bản đến không có dấu, số đăng ký của Tổng cục Thuế (trừ trường hợp quy định riêng hoặc theo chỉ đạo gấp của Lãnh đạo Bộ Tài chính và Lãnh đạo Tổng cục Thuế) các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục không được giải quyết;

Văn thư Vụ có trách nhiệm cập nhật hồ sơ, văn bản theo chương trình phần mềm quản lý văn bản đến (theo hộp thư điện tử, tên cán bộ, công chức xử lý văn bản) của Vụ, đơn vị mình trên máy tính để theo dõi quản lý và đôn đốc giải quyết đúng thời hạn (những văn bản sắp đến hạn Văn thư Vụ, đơn vị phải báo cáo lãnh đạo Vụ, đơn vị để có tín hiệu thông báo, nhắc nhở);

b) Cán bộ, công chức được phân công xử lý văn bản đến, đọc kỹ nội dung, kiểm tra hồ sơ kèm theo (nếu có), nếu hồ sơ chưa đủ theo quy định thì dự thảo văn bản để thủ trưởng đơn vị ký gửi đơn vị yêu cầu bổ sung kịp thời.

Trường hợp đã đủ hồ sơ, căn cứ vào ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo và chế độ chính sách có liên quan soạn thảo văn bản đảm bảo đúng nội dung, thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản và thời gian theo quy định hiện hành.

Khi cán bộ, công chức trình lãnh đạo Vụ, đơn vị duyệt bản thảo văn bản phải có phiếu trình Tổng cục (mẫu số 17).

Lưu ý: Cán bộ dự thảo công văn trả lời các đơn vị, tổ chức hay cá nhân ngoài ngành Tài chính ghi thêm dòng địa chỉ người nhận phía dưới dòng “kính gửi”.

c) Lãnh đạo Vụ, đơn vị duyệt, chỉnh sửa, hoàn thiện nội dung bản thảo văn bản, ký tắt cạnh dấu chấm hết (./.) đối với văn bản thuộc thẩm quyền Tổng cục ký ban hành; ký tắt cạnh “nơi nhận” đối với văn bản thuộc thẩm quyền Bộ ký ban hành đồng thời ký phiếu trình Lãnh đạo Tổng cục và kèm theo phiếu trình Bộ (Phụ lục II) để Lãnh đạo Tổng cục ký trình Bộ; chữ ký tắt phải nhỏ hơn 0,5cm2.

d) Văn bản dự thảo trình Tổng cục, trình Bộ duyệt, nếu phải lấy ý kiến tham gia của các Vụ, đơn vị trong cơ quan Tổng cục hoặc các đơn vị ngoài ngành có liên quan thì xử lý như sau:

- Trường hợp xin ý kiến nội bộ cơ quan Tổng cục Thuế:

Lãnh đạo Vụ, đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản sử dụng phiếu lấy ý kiến (Mẫu 20) gửi kèm theo dự thảo văn bản và hồ sơ vụ việc đang giải quyết cho các đơn vị liên quan; ý kiến tham gia của các đơn vị phải có ký duyệt của lãnh đạo Vụ, đơn vị, sau đó chuyển lại cùng hồ sơ gốc về đơn vị chủ trì theo thời hạn quy định;

- Trường hợp xin ý kiến nội bộ ngành Thuế: Tùy theo từng nội dung, Lãnh đạo Tổng cục hoặc lãnh đạo Vụ, đơn vị ký văn bản xin ý kiến Cục thuế; Văn thư TCT gửi văn bản bằng giấy kèm theo dự thảo.

- Các trường hợp khác xử lý theo quy định hiện hành.

Trên đây là nội dung quy định về việc giải quyết văn bản đến đối với các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục Thuế. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 2220/QĐ-TCT năm 2015.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào