Hoạt động báo cáo định kỳ trong công tác phòng, chống HIV/AIDS gồm những nội dung nào?
Ngày 16/3/2015, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 03/2015/TT-BYT quy định chế độ báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS. Thông tư này quy định hình thức, phương thức, nội dung, quy trình, biểu mẫu và trách nhiệm báo cáo hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
Theo đó, nội dung báo cáo định kỳ công tác phòng chống HIV/AIDS là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 03/2015/TT-BYT. Cụ thể như sau:
a) Trạm y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là xã) tổng hợp và thực hiện báo cáo quý theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Trung tâm Y tế huyện hoặc Trung tâm Y tế dự phòng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là đơn vị đầu mối phòng, chống HIV/AIDS huyện) tổng hợp và thực hiện báo cáo quý theo quy định tại Phụ lục 2 và báo cáo năm theo quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Văn phòng thường trực Ủy ban Phòng, chống AIDS (sau đây gọi tắt là Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh) tổng hợp và thực hiện báo cáo quý theo quy định tại Phụ lục 4 và báo cáo năm theo quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này;
Liên quan đến nội dung này, để bạn nắm rõ hơn vấn đề, Ban biên tập gửi tới bạn một số thông tin về nội dung của hoạt động báo cáo đột xuất như sau:
Báo cáo đột xuất: nội dung báo cáo phải nêu rõ sự việc, thời gian, địa điểm, tình hình diễn biến, hậu quả và các giải pháp xử lý đối với các vấn đề xảy ra đột xuất trong phạm vi đơn vị phụ trách. Trường hợp báo cáo theo yêu cầu của cấp trên, nội dung báo cáo phải đầy đủ theo đúng nội dung được yêu cầu.
Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về nội dung báo cáo định kỳ công tác phòng chống HIV/AIDS. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 03/2015/TT-BYT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật