Kiểm soát chất lượng phương pháp địa vật lý môi trường trong điều tra, đánh giá địa chất môi trường khu vực có khoáng sản độc hại

Kiểm soát chất lượng phương pháp địa vật lý môi trường trong điều tra, đánh giá địa chất môi trường khu vực có khoáng sản độc hại được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thiên Vương hiện đang sống và làm việc tại Long An. Tôi đan tìm hiểu về điều tra, đánh giá địa chất môi trường khu vực có khoáng sản độc hại. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi kiểm soát chất lượng phương pháp địa vật lý môi trường trong điều tra, đánh giá địa chất môi trường khu vực có khoáng sản độc hại được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập. 

Kiểm soát chất lượng phương pháp địa vật lý môi trường trong điều tra, đánh giá địa chất môi trường khu vực có khoáng sản độc hại được quy định tại Điều 17 Thông tư 06/2015/TT-BTNMT quy định kỹ thuật công tác điều tra, đánh giá địa chất môi trường khu vực có khoáng sản độc hại do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, theo đó: 

1. Các thiết bị đo địa vật lý môi trường phải được kiểm tra, xác định độ nhạy, độ ổn định để đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất và được kiểm chuẩn theo quy định trước khi thi công.

2. Tại mỗi điểm khảo sát phải xây dựng 01 điểm kiểm tra máy. Hàng ngày, trước và sau mỗi buổi hành trình phải đo kiểm tra các máy đo địa vật lý, nếu số liệu đo kiểm tra nằm trong giới hạn cho phép mới được thi công.

3. Chất lượng tài liệu thực địa được đánh giá thông qua việc đo kiểm tra lặp đối với mỗi phương pháp, khối lượng kiểm tra từ 7%-10% khối lượng được duyệt. Việc đo kiểm tra được bố trí theo hành trình độc lập trên cơ sở các hành trình đã đo trước đó.

4. Chất lượng đo đạc của mỗi phương pháp được đánh giá thông qua việc tính sai số đo. Sai số của từng phương pháp được tính như sau:

a) Sai số tuyệt đối tính theo công thức:

                           (1)

Trong đó xi, yi - là giá trị (theo đơn vị đo riêng của từng phương pháp) của phép đo lần đầu và đo lặp lại tại điểm thứ i.

n - là tổng số điểm đo lặp.

b) Sai số tương đối được tính theo công thức sau:

Trong đó:               (2)

c) Sai số đo của từng phương pháp như sau: phương pháp gamma môi trường: d ≤ 10%; phương pháp khí phóng xạ môi trường: d ≤ 30%; phương pháp phổ gamma môi trường: U, Th, K ≤15%; phương pháp đo hơi thủy ngân: d ≤ 30%.

Trên đây là tư vấn về kiểm soát chất lượng phương pháp địa vật lý môi trường trong điều tra, đánh giá địa chất môi trường khu vực có khoáng sản độc hại. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 06/2015/TT-BTNMT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. 

Chào thân ái và chúc sức khỏe! 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào