Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế trong việc thanh tra nội bộ ngành thuế

Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế trong việc thanh tra nội bộ ngành thuế được quy định như thế nào? Xin chào Quỹ Ban biên tập, tôi là Đặng Hồng Giang, hiện tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật về quy chế kiểm tra nội bộ ngành thuế và hải quan, nhưng có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tạp giải đáp giúp cụ thể như sau: Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế trong việc thanh tra nội bộ ngành thuế được quy định ra sao?  Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn!

Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế trong việc thanh tra nội bộ ngành thuế được quy định tại Điều 7 Quyết định 880/QĐ-TCT năm 2015 về Quy chế kiểm tra nội bộ ngành thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành, cụ thể như sau:

Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế trong phạm vi chức năng được giao, có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra nội bộ theo quy định của pháp luật trong phạm vi toàn ngành. Cụ thể:

1. Ban hành các quy định về kiểm tra nội bộ ngành (quy chế; quy trình; xây dựng hệ thống bộ tiêu chí đánh giá rủi ro làm căn cứ xác định đối tượng cần kiểm tra; xây dựng sổ tay nghiệp vụ kiểm tra).

2. Hướng dẫn, chỉ đạo các Cục Thuế lập kế hoạch kiểm tra; giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch kiểm tra trong phạm vi toàn ngành.

3. Chỉ đạo việc lập kế hoạch và phê duyệt kế hoạch kiểm tra nội bộ hàng năm của Tổng cục Thuế; tổ chức thực hiện kiểm tra theo chương trình kế hoạch và kiểm tra đột xuất; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, toàn bộ hoạt động của bộ phận kiểm tra nội bộ và của các Đoàn kiểm tra nội bộ thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thuế.

4. Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện thanh tra lại tại trụ sở người nộp thuế đối với những kết luận thanh tra, biên bản kiểm tra của cơ quan Thuế cấp dưới có khiếu nại, tố cáo hoặc qua công tác kiểm tra nội bộ phát hiện có những căn cứ cho thấy biên bản, kết luận đó không chính xác, không khách quan hoặc phát hiện có tình tiết mới.

5. Có quyền điều động, trưng tập công chức, viên chức toàn ngành thuế để thực hiện việc kiểm tra tại tất cả cơ quan Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế theo quy định của pháp luật về kiểm tra. Những công chức, viên chức được điều động, trưng tập chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Tổng cục Thuế.

6. Cử công chức tham gia với cơ quan Thuế cấp dưới để tiến hành kiểm tra khi Cục Thuế có văn bản đề nghị.

7. Xem xét, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị, đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm của công chức, viên chức ngành thuế theo quy định của pháp luật hiện hành.

8. Kiến nghị cơ quan chức năng bổ sung, sửa đổi chính sách, chế độ còn thiếu, còn có những bất cập phát hiện qua kiểm tra; chỉ đạo nghiên cứu, khắc phục những hạn chế, vướng mắc qua quá trình thực hiện công tác kiểm tra nội bộ.

9. Tổng hợp, báo cáo, đánh giá kết quả kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu trong phạm vi toàn ngành.

Trên đây là nội dung câu trả lời về nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế trong việc thanh tra nội bộ ngành thuế theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 880/QĐ-TCT năm 2015.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào