Điều tra, đánh giá địa chất môi trường khu vực có khoáng sản độc hại được quy định như thế nào?

Điều tra, đánh giá địa chất môi trường khu vực có khoáng sản độc hại được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Kim Thanh hiện đang sống và làm việc tại Bình Dương. Tôi đang tìm hiểu về điều tra, đánh giá địa chất môi trường khu vực có khoáng sản độc hại để phục vụ cho nhu cầu công việc. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi điều tra, đánh giá địa chất môi trường khu vực có khoáng sản độc hại được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập. 

Điều tra, đánh giá địa chất môi trường khu vực có khoáng sản độc hại được quy định tại Điều 5 Thông tư 06/2015/TT-BTNMT quy định kỹ thuật công tác điều tra, đánh giá địa chất môi trường khu vực có khoáng sản độc hại do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, theo đó: 

1. Căn cứ kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam xác định diện tích khu vực có khoáng sản độc hại để điều tra ở tỷ lệ bản đồ 1:25.000 nhằm làm rõ quy mô phân bố, mức độ ảnh hưởng của khoáng sản độc hại hoặc đánh giá chi tiết ở tỷ lệ bản đồ 1:5.000 nhằm đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường.

2. Trên cơ sở kết quả điều tra ở tỷ lệ bản đồ 1:25.000, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam xác định diện tích đánh giá chi tiết ở tỷ lệ bản đồ 1:5.000 nhằm đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường.

3. Phương pháp, tỷ lệ, mạng lưới định hướng cho hoạt động điều tra, đánh giá địa chất môi trường ở khu vực có khoáng sản độc hại được quy định như sau:

Giai đoạn

Phương pháp khảo sát

Mạng lưới định hướng khảo sát

I. Đối với khoáng sản độc hại nhóm I: khoáng sản phóng xạ và khoáng sản chứa các nguyên tố phóng xạ (urani, thori, khoáng sản khác có chứa các nguyên tố phóng xạ).

Điều tra 1:25.000

1. Lộ trình địa chất môi trường

2. Đo địa vật lý môi trường

250x250(m)

- Đo gamma môi trường

250x20(m)

- Đo khí phóng xạ môi trường

250x50(m)

- Đo phổ gamma môi trường

250x50(m)

3. Lấy, gia công phân tích các loại mẫu

 

- Mẫu đất

1mẫu/1km2

- Mẫu nước

1mẫu/2km2

- Mẫu thực vật

1mẫu/3km2

Đánh giá chi tiết
1:5.000

1. Lộ trình địa chất môi trường

50÷50(m)

2. Đo địa vật lý môi trường

 

- Đo gamma môi trường

50x10(m)

- Đo khí phóng xạ môi trường

50x50(m)

- Đo phổ gamma môi trường

50x25(m)

3. Lấy, gia công phân tích các loại mẫu

 

- Mẫu đất

5mẫu/1km2

- Mẫu nước

5mẫu/1km2

- Mẫu thực vật

2mẫu/1km2

II. Đối với khoáng sản độc hại nhóm II: thủy ngân, arsen, asbest và khoáng sản khác có thành phần đi kèm là thủy ngân, arsen, asbest.

Điều tra 1:25000

1. Lộ trình địa chất môi trường

250x250(m)

2. Đo hơi thủy ngân (với khu vực có khoáng sản thủy ngân)

250x20(m)

3. Lấy, gia công phân tích các loại mẫu

 

- Mẫu đất

1mẫu/1km2

- Mẫu nước

1mẫu/2km2

Đánh giá chi tiết
1:5000

1. Lộ trình địa chất môi trường

50x50(m)

2. Đo hơi thủy ngân (với khu vực có khoáng sản thủy ngân)

50x10(m)

3. Lấy, gia công phân tích các loại mẫu

 

- Mẫu đất

5mẫu/1km2

- Mẫu nước

5mẫu/1km2

- Mẫu thực vật (để phân tích As)

2mẫu/1km2

Trên đây là tư vấn về điều tra, đánh giá địa chất môi trường khu vực có khoáng sản độc hại. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 06/2015/TT-BTNMT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. 

Chào thân ái và chúc sức khỏe! 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào