Quyền kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu của Viện Kiểm sát nhân dân đối với hoạt động Thừa Phát lại

Quyền kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu của Viện Kiểm sát nhân dân đối với hoạt động Thừa Phát lại được quy định như thế nào? Xin chào Ban Biên tập. Tôi là Hoàng Minh, sống tại Tp.HCM. Tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các vấn đề liên quan đến hoạt động của Thừa Phát lại. Nhờ ban biên tập giải đáp giúp tôi: Quyền kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu của Viện Kiểm sát nhân dân đối với hoạt động Thừa Phát lại được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin cảm ơn.    

Theo quy định tại Điều 22 Thông tư liên tịch 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC hướng dẫn thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết 36/2012/QH13 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao - Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thì nội dung này được quy định như sau:

1. Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại có quyền kháng nghị quyết định, hành vi pháp luật của Trưởng Văn phòng Thừa phát lại, Thừa phát lại trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc phát hiện hành vi vi phạm. Trưởng Văn phòng Thừa phát lại có trách nhiệm trả lời kháng nghị và thực hiện nội dung kháng nghị trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được kháng nghị.

Trường hợp không chấp nhận kháng nghị thì Trưởng văn phòng Thừa phát lại có quyền kiến nghị Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại xem xét trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kháng nghị. Văn bản kiến nghị được gửi đồng thời cho Viện Kiểm sát nhân dân đã kháng nghị và Viện Kiểm sát nhân dân cấp trên trực tiếp của Viện Kiểm sát nhân dân đã kháng nghị. Cục trưởng Cục thi hành án dân sự có trách nhiệm trả lời trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị; văn bản trả lời của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự có hiệu lực thi hành. Văn bản trả lời kiến nghị được gửi đồng thời cho Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp và Viện Kiểm sát nhân dân đã kháng nghị.

Trường hợp xét thấy văn bản trả lời kháng nghị không có căn cứ thì Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét lại văn bản trả lời của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự.

2. Việc thực hiện các quyền kiến nghị và yêu cầu của Viện Kiểm sát nhân dân trong kiểm sát hoạt động của Thừa phát lại được thực hiện theo quy định của Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân, pháp luật về tố tụng và pháp luật về thi hành án dân sự. 

Trên đây là nội dung tư vấn về quyền kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu của Viện Kiểm sát nhân dân đối với hoạt động Thừa Phát lại. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thừa phát lại

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào