Hưởng thừa kế đối với di sản của bố mẹ theo biên bản họp gia đình

Cha tôi và bác tôi được thừa hưởng từ ông bà một căn nhà theo biên bản họp gia đình từ năm 1981. Ông bà mất đi. Do điều kiện chật chội, cha tôi ra ngoài ở. Bác tôi và gia đình ở lại trên căn nhà đó. Sau đó, bác tôi đã làm hợp đồng thuê của nhà nước. Hợp đồng hiện tại đứng tên vợ và các con của bác tôi. Nay các con của bác tôi có ý định làm sổ đỏ cho căn nhà này, không có ý định để tên bố tôi vào sổ đỏ và cho rằng ngôi nhà này thuộc quyền sở hữu của họ. Tôi xin hỏi: Bố tôi có quyền thừa kế một nửa căn nhà theo biên bản họp của gia đình không? Nếu có thì các thủ tục cần làm như thế nào?

Cá nhân có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình - có quyền để lại di sản cho người thừa kế.
 
Tuy nhiên, đối với căn nhà đề cập trên không thuộc sở hữu của Ông bà mà thuộc sở hữu của Nhà nước (thực tế là vợ con của người bác đang đứng tên thuê của Nhà nước). Vì vậy, Biên bản họp gia đình từ năm 1981 hoặc các bên tiếp tục thỏa thuận cùng khai nhận thừa kế đều không có giá trị pháp lý để thực hiện. Bố của ông không có quyền yêu cầu được phân chia di sản thừa kế đối với căn nhà.
 
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 61/CP ngày 05/7/1994, Nhà nước thực hiện bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê phần diện tích đang được thuê để người mua nhà ở có điều kiện cải thiện chỗ ở.
 
Bố của ông đã dọn ra ngoài ở, không đứng tên hợp đồng thuê nhà của Nhà nước nên không đủ điều kiện để xin mua hóa giá. Trong khi, vợ và các con của người Bác trực tiếp ở và có hợp đồng thuê nhà nên sẽ được xét cho mua và sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. 
 
 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hưởng thừa kế

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào