Sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập đối với lĩnh vực lĩnh vực khoa học và công nghệ
Sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập đối với lĩnh vực lĩnh vực khoa học và công nghệ được quy định tại Tiểu mục 2.4 Mục III Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, theo đó:
- Rà soát, sắp xếp lại hệ thống tổ chức khoa học và công nghệ nhằm giảm mạnh đầu mối, kể cả ở các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương, khắc phục tình trạng chồng chéo, dàn trải, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực nghiên cứu, gắn với quá trình cơ cấu lại ngành khoa học và công nghệ. Về cơ bản, chỉ nên tổ chức một đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở khoa học và công nghệ.
- Lựa chọn để tập trung đầu tư một số tổ chức nghiên cứu khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng đạt trình độ khu vực và thế giới. Phát triển, nâng cao năng lực hệ thống các tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ, phát triển mạnh mẽ thị trường khoa học và công nghệ phù hợp với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
- Chuyển một số tổ chức khoa học và công nghệ hoạt động nghiên cứu ứng dụng mà sản phẩm khoa học có khả năng thương mại hoá thành doanh nghiệp hoặc chuyển về trực thuộc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty. Có cơ chế tăng cường liên kết giữa các tổ chức khoa học và công nghệ với các trường đại học và doanh nghiệp để gắn kết nghiên cứu khoa học với hoạt động đào tạo và sản xuất kinh doanh.
- Nghiên cứu chuyển một số tổ chức khoa học và công nghệ công lập hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản về trực thuộc các trường đại học, học viện để thúc đẩy gắn kết giữa nghiên cứu với đào tạo.
Trên đây là tư vấn về sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập đối với lĩnh vực lĩnh vực khoa học và công nghệ. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2017. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chào thân ái và chúc sức khỏe!
Thư Viện Pháp Luật