Quyền yêu cầu được bảo vệ của cơ quan báo chí, nhà báo khi thông tin về vụ việc tham nhũng

Quyền yêu cầu được bảo vệ của cơ quan báo chí, nhà báo khi thông tin về vụ việc tham nhũng được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Trần Viết Bình, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động phòng, chống tham nhũng. Cho tôi hỏi, quyền yêu cầu được bảo vệ của cơ quan báo chí, nhà báo khi thông tin về vụ việc tham nhũng được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn! Trần Viết Bình (vietbinh*****@gmail.com)

Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 47/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật phòng, chống tham nhũng về vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng thì quyền yêu cầu được bảo vệ của cơ quan báo chí, nhà báo khi thông tin về vụ việc tham nhũng được quy định cụ thể như sau:

- Trong quá trình tác nghiệp, khi có căn cứ cho rằng việc thông tin về vụ việc tham nhũng có thể dẫn đến nguy hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của mình, nhà báo có quyền đề nghị cơ quan báo chí và cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ mình.

- Khi nhận được đề nghị được bảo vệ của nhà báo, cơ quan báo chí có trách nhiệm áp dụng ngay các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết bảo vệ nhà báo đó. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm áp dụng ngay các biện pháp cần thiết để bảo vệ cơ quan báo chí, nhà báo.

Trên đây là nội dung tư vấn về quyền yêu cầu được bảo vệ của cơ quan báo chí, nhà báo khi thông tin về vụ việc tham nhũng. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 47/2007/NĐ-CP.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào