Thời hiệu khởi kiện và thủ tục khởi kiện phân chia di sản thừa kế
Trước hết, chúng ta cần xác định căn nhà nói trên có phải là di sản dùng vào việc thờ cúng hay không. Quy định của pháp luật về việc này như sau:
Điều 670 Bộ luật dân sự quy định: Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Theo nội dung thư bản gửi, chúng tôi cho rằng căn nhà nói trên không phải là di sản thờ cúng.
Mặt khác quy định của pháp luật về thừa kế có quy định việc thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Vì cha mẹ chết mà không để lại di chúc, căn nhà mà cha mẹ bạn để lại sẽ được phân chia thừa kế theo pháp luật (khoản 1 Điều 675 Bộ luật dân sự).
Căn cứ khoản 1 điều 676 Bộ luật dân sự: "Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết"; và khoản 2 điều 676 Bộ luật dân sự quy định: "Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản ngang nhau".
Về thời hiệu khởi kiện tại điều 645 Bộ luật dân sự quy định thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Theo chúng tôi, trước hết bạn và những người đồng thừa kế cần phải tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế hoặc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, để cơ quan nhà nước có thẩm quyền có cơ sở xác định rõ các đồng thừa kế đối với căn nhà này.
Thư Viện Pháp Luật