Cơ chế phối hợp trong việc cung cấp thông tin, phòng, chống tham nhũng, xác minh, xử lý người tham nhũng, vụ việc tham nhũng

Cơ chế phối hợp trong việc cung cấp thông tin, thực biện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, xác minh, xử lý người có hành vi tham nhũng, vụ việc tham nhũng được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Nguyễn Duy Thảo, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động phòng, chống tham nhũng. Cho tôi hỏi, cơ chế phối hợp trong việc cung cấp thông tin, thực biện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, xác minh, xử lý người có hành vi tham nhũng, vụ việc tham nhũng được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn! Nguyễn Duy Thảo (duythao*****@gmail.com)

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 47/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật phòng, chống tham nhũng về vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng thì cơ chế phối hợp trong việc cung cấp thông tin, thực biện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, xác minh, xử lý người có hành vi tham nhũng, vụ việc tham nhũng được quy định cụ thể như sau:

- Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin về hoạt động của mình trong công tác phòng, chống tham nhũng cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chúc thành viên khi có yêu cầu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên.

Việc yêu cầu cung cấp thông tin của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về vụ việc tham nhũng, trách nhiệm cung cấp thông tin của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được thực hiện theo quy định của Điều 31 Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định số 120/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20 tháng 10 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng và các quy định khác của pháp luật.

- Khi nhận được yêu cầu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về việc áp dụng biện pháp phòng ngừa tham nhũng, xác minh vụ việc tham những, xử lý người có hành vi tham nhũng thì trong thời hạn mười lăm (15) ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, trả lời Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về việc xem xét, xử lý đó. Trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn cỏ thể kéo dài nhưng không quá ba mươi (30) ngày.

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi nhận được tố cáo về vụ việc tham nhũng do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên chuyển đến có trách nhiệm xem xét, giải quyết theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Trong thời hạn bảy (7) ngày kể từ ngày vụ việc được giải quyết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức đã chuyển đến biết kết quả.

- Trong quá trình xác minh, xử lý vụ việc tham nhũng, người có hành vi tham nhũng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc tham nhũng, người có hành vi tham nhũng để làm cơ sở xem xét, giải quyết. Thời hạn cung cấp thông tin của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là mười lăm (15) ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Khi cần thiết, cơ quan nhà nước đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cử đại diện của tổ chức mình tham gia xác minh, xử lý vụ việc tham nhũng.

Trên đây là nội dung tư vấn về cơ chế phối hợp trong việc cung cấp thông tin, thực biện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, xác minh, xử lý người có hành vi tham nhũng, vụ việc tham nhũng. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 47/2007/NĐ-CP.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào