Thao tác dao cách ly

Thao tác dao cách ly được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Trường An. Hiện tại, công việc của tôi có liên quan đến lĩnh vực điện lực. Vì vậy, tôi cần tìm hiểu một số thông tin, Ban biên tập cho tôi hỏi: Thao tác dao cách ly được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Tôi mong sớm nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập! (truong_an***@gmail.com)

Thao tác dao cách ly được quy định tại Điều 21 Thông tư 44/2014/TT-BCT quy định quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành như sau:

1. Dao cách ly được phép thao tác không điện hoặc thao tác có điện khi dòng điện thao tác nhỏ hơn dòng điện cho phép theo Quy trình vận hành dao cách ly do Đơn vị quản lý vận hành ban hành. Cho phép dùng dao cách ly để tiến hành các thao tác có điện trong các trường hợp sau:

a) Đóng và cắt điểm trung tính của các máy biến áp, kháng điện;

b) Đóng và cắt các cuộn dập hồ quang khi trong lưới điện không có hiện tượng chạm đất;

c) Đóng và cắt chuyển đổi thanh cái khi máy cắt hoặc dao cách ly liên lạc thanh cái đã đóng;

d) Đóng và cắt không tải thanh cái hoặc đoạn thanh dẫn;

đ) Đóng và cắt dao cách ly nối tắt thiết bị;

e) Đóng và cắt không tải máy biến điện áp, máy biến dòng điện;

g) Các trường hợp đóng và cắt không tải các máy biến áp lực, các đường dây trên không, các đường cáp phải được Đơn vị quản lý vận hành cho phép theo quy định đối với từng loại dao cách ly;

h) Các bộ truyền động cơ khí hoặc tự động của các dao cách ly dùng để đóng cắt dòng điện từ hóa, dòng điện nạp, dòng điện phụ tải, dòng điện cân bằng cần phải đảm bảo hành trình nhanh chóng và thao tác dứt khoát.

2. Trước khi thực hiện thao tác tại chỗ dao cách ly, phải kiểm tra đủ các điều kiện để đảm bảo không xuất hiện hồ quang gây nguy hiểm khi thao tác. Điều kiện thao tác dao cách ly tại chỗ được quy định tại Quy trình vận hành dao cách ly do Đơn vị quản lý vận hành ban hành, nhưng không được trái với quy định tại Thông tư này.

3. Trình tự thao tác dao cách ly hai phía máy cắt như sau:

a) Trường hợp một phía máy cắt có điện áp, một phía không có điện áp

- Khi thao tác mở dao cách ly: Mở dao cách ly phía không có điện áp trước, mở dao cách ly phía có điện áp sau;

- Khi thao tác đóng dao cách ly: Đóng dao cách ly phía có điện áp trước, đóng dao cách ly phía không có điện áp sau.

b) Trường hợp hai phía máy cắt đều có điện áp

- Khi thao tác mở dao cách ly: Mở dao cách ly phía nếu có sự cố xảy ra ít ảnh hưởng đến chế độ vận hành của hệ thống điện trước, mở dao cách ly kia sau;

- Khi thao tác đóng dao cách ly: Đóng dao cách ly phía nếu có sự cố xảy ra ảnh hưởng nhiều đến chế độ vận hành của hệ thống điện trước, đóng dao cách ly kia sau.

4. Thao tác tại chỗ dao cách ly phải thực hiện nhanh chóng và dứt khoát, nhưng không được gây hư hỏng dao cách ly. Nghiêm cấm cắt (hoặc đóng) lưỡi dao trở lại khi thấy xuất hiện hồ quang trong quá trình đóng (hoặc cắt) dao cách ly.

5. Ngay sau khi kết thúc thao tác, dao cách ly cần được kiểm tra vị trí các lưỡi dao đã đóng cắt hết hành trình hoặc tiếp xúc tốt trừ trường hợp thao tác xa đối với trạm điện, nhà máy điện không người trực vận hành.

Trên đây là nội dung quy định về thao tác dao cách ly. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 44/2014/TT-BCT.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào