Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến trong hoạt động Ngân hàng được quy định ra sao?
Ngày 7/01/2015, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 02/2015/TT-NHNN Hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Ngân hàng. Thông tư này hướng dẫn thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Ngân hàng gồm các nội dung sau: đối tượng thi đua, khen thưởng; tổ chức các phong trào thi đua; danh hiệu, tiêu chuẩn danh hiệu thi đua; hình thức, tiêu chuẩn khen thưởng; thẩm quyền quyết định, thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thưởng; trao tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng; quỹ thi đua khen thưởng; kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác thi đua, khen thưởng; hội đồng thi đua khen thưởng và hội đồng sáng kiến các cấp.
Theo đó, phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến trong hoạt động Ngân hàng là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 02/2015/TT-NHNN. Cụ thể như sau:
a) Sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc (sau đây gọi là sáng kiến cấp toàn quốc) là các giải pháp mới được tạo ra hoặc cải tiến các giải pháp trước đó, được áp dụng trong hoạt động tiền tệ, ngân hàng và có khả năng mang lại lợi ích thiết thực đối với toàn quốc;
b) Sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng trong toàn ngành Ngân hàng (sau đây gọi là sáng kiến cấp Ngành) là các giải pháp mới được tạo ra hoặc cải tiến các giải pháp trước đó, được áp dụng và có khả năng mang lại lợi ích thiết thực đối với ngành Ngân hàng;
c) Sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng cấp cơ sở (sau đây gọi là sáng kiến cấp cơ sở) là các giải pháp mới được tạo ra hoặc cải tiến các giải pháp trước đó được áp dụng và có khả năng mang lại lợi ích thiết thực đối với hoạt động của đơn vị.
Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến trong hoạt động Ngân hàng. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 02/2015/TT-NHNN.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật