Thực hiện biện pháp vệ sinh, phòng, chống dịch bắt buộc trong vùng có dịch bệnh

Thực hiện biện pháp vệ sinh, phòng, chống dịch bắt buộc trong vùng có dịch bệnh được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Nguyên Anh. Hiện tại, gia đình tôi đang sinh sống tại Hà Tĩnh. Tôi có xem tin tức, thời sự nói về những thảm hoạ lớn hoặc dịch bệnh nguy hiểm nên tôi cũng có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Thực hiện biện pháp vệ sinh, phòng, chống dịch bắt buộc trong vùng có dịch bệnh được quy định như thế nào? Có văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này không? Tôi mong sớm nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập! (nguyenanh***@gmail.com)

Thực hiện biện pháp vệ sinh, phòng, chống dịch bắt buộc trong vùng có dịch bệnh được quy định tại Điều 26 Nghị định 71/2002/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp trong trường hợp có thảm hoạ lớn, dịch bệnh nguy hiểm như sau:

Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp vệ sinh, phòng chống dịch bắt buộc sau đây:

1. Tổ chức xử lý y tế và chôn cất người chết, xác động vật;

2. Xác định các nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm bẩn và có biện pháp xử lý vệ sinh kịp thời;

3. Kịp thời phát hiện và xử lý y tế những nơi có mầm bệnh;

4. Các biện pháp vệ sinh, phòng, chống dịch bệnh bắt buộc cần thiết khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung quy định về việc thực hiện biện pháp vệ sinh, phòng, chống dịch bắt buộc trong vùng có dịch bệnh. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 71/2002/NĐ-CP.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào