Phân lũ, chậm lũ để giảm bớt hậu quả thảm hoạ

Phân lũ, chậm lũ để giảm bớt hậu quả thảm hoạ được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Đài Nguyên. Hiện tại, gia đình tôi đang sinh sống tại Nghệ An. Tôi có xem tin tức, thời sự nói về những thảm hoạ lớn hoặc dịch bệnh nguy hiểm nên tôi cũng có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Phân lũ, chậm lũ để giảm bớt hậu quả thảm hoạ được quy định như thế nào? Có văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này không? Tôi mong sớm nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập! (dai_nguyen***@gmail.com)

Phân lũ, chậm lũ để giảm bớt hậu quả thảm hoạ được quy định tại Điều 11 Nghị định 71/2002/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp trong trường hợp có thảm hoạ lớn, dịch bệnh nguy hiểm như sau:

1. Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp phân lũ, chậm lũ sau đây để giảm bớt hậu quả lũ lụt:

a) Điều tiết các hồ nước có liên quan trong khu vực để cắt, giảm lũ;

b) Phân lũ vào các sông khi các hồ nước trong khu vực đã sử dụng hết khả năng cắt, giảm lũ mà mực nước vẫn tiếp tục tăng nhanh;

c) Sử dụng các vùng chậm lũ theo phương án đã được duyệt;

d) Trong trường hợp đã áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này mà vẫn còn nguy cơ đe doạ trực tiếp các khu vực xung yếu cần bảo vệ thì tiến hành cho tràn hoặc phá những đoạn đê nhất định để phân lũ vào các khu vực chậm lũ khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

2. Ban chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương xây dựng phương án phân lũ, chậm lũ cụ thể áp dụng trong tình trạng khẩn cấp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Trên đây là nội dung quy định về việc phân lũ, chậm lũ để giảm bớt hậu quả thảm hoạ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 71/2002/NĐ-CP.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào