Điều kiện kỹ thuật và khai thác đối với thiết bị liên lạc dùng bộ đàm công suất thấp được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện
Điều kiện kỹ thuật và khai thác đối với thiết bị liên lạc dùng bộ đàm công suất thấp được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện được quy định tại Phụ lục 18 ban hành kèm theo Thông tư 46/2016/TT-BTTTT quy định danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, điều kiện kỹ thuật và khai thác kèm theo do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, theo đó:
Băng tần |
Phát xạ chính (công suất phát tối đa) |
Phát xạ giả (công suất tối đa hoặc độ suy giảm phát xạ tối thiểu) |
Điều kiện khác |
446,00 ÷ 446,2 MHz |
≤ 500 mW ERP |
Theo giới hạn phát xạ giả 8 |
- Thiết bị dùng công nghệ số với độ rộng của một kênh tần số là 6,25 kHz hoặc 12,5 kHz. - Tần số trung tâm các kênh 12,5 kHz: 446,00625+n*0,0125 (n=0 đến 15) - Tần số trung tâm các kênh 6,25 kHz: 446,003125+n*0,00625 (n=0 đến 31) - Thiết bị bắt buộc sử dụng ăng ten tích hợp. Thiết bị phải được thiết kế để không có khả năng điều chỉnh tần số ngoài băng tần 446-446,2 MHz và không có khả năng tăng mức công suất trên 500 mW. - Thiết bị phải có khả năng ngắt khi thời gian thoại vượt quá 180 (s). - Thiết bị liên lạc bộ đàm công suất thấp hoạt động trong băng tần 446,0 – 446,2 MHz và tuân thủ các điều kiện kỹ thuật, khai thác tương ứng được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020. - Khuyến cáo thực hiện kiểm tra kênh tần số trước khi thực hiện liên lạc để tránh nhiễu. |
Trên đây là tư vấn về điều kiện kỹ thuật và khai thác đối với thiết bị liên lạc dùng bộ đàm công suất thấp được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 46/2016/TT-BTTTT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chào thân ái và chúc sức khỏe!
Thư Viện Pháp Luật