Trách nhiệm của chủ tịch công đoàn các cấp trong việc tiếp đoàn viên và người lao động

Trách nhiệm của chủ tịch công đoàn các cấp trong việc tiếp đoàn viên và người lao động được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập, tôi là Nguyễn Kim Thuý, gần đây tôi đang tìm hiểu những quy định của pháp luật về việc  giải quyết tố cáo của tổ chức công đoàn, nhưng tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp, cụ thể là trách nhiệm của chủ tịch công đoàn các cấp trong việc tiếp đoàn viên và người lao động được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu nội dung này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!

Trách nhiệm của chủ tịch công đoàn các cấp trong việc tiếp đoàn viên và người lao động được quy định tại Điều 21 Quyết định 254/QĐ-TLĐ năm 2014 Quy định về công đoàn giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành, cụ thể như sau:

Chủ tịch công đoàn mỗi cấp ngoài việc tiếp đoàn viên và người lao động khi có yêu cầu, cần bố trí thời gian tiếp định kỳ theo lịch công khai quy định như sau:

1. Chủ tịch công đoàn từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương mỗi tháng tiếp từ một đến hai ngày.

2. Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tiếp mỗi tháng một ngày.

Nếu do điều kiện công tác không trực tiếp thực hiện được quy định trên thì cử cấp phó của mình tiếp đoàn viên và người lao động.

Trên đây là nội dung câu trả lời về trách nhiệm của chủ tịch công đoàn các cấp trong việc tiếp đoàn viên và người lao động theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 254/QĐ-TLĐ năm 2014.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người lao động

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào