Thành lập Hội đồng tư vấn giải quyết khiếu nại của tổ chức công đoàn được quy định như thế nào?
Thành lập Hội đồng tư vấn giải quyết khiếu nại của tổ chức công đoàn được quy định tại Điều 12 Quyết định 254/QĐ-TLĐ năm 2014 Quy định về công đoàn giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành, cụ thể như sau:
1. Người giải quyết khiếu nại có thể thành lập Hội đồng tư vấn giải quyết khiếu nại để tư vấn giải quyết các nội dung khiếu nại phức tạp.
2. Thành phần của Hội đồng tư vấn giải quyết khiếu nại có Chủ tịch và các thành viên. Hội đồng tư vấn do người giải quyết khiếu nại quyết định. Thành viên của Hội đồng là đại diện các phòng, ban chức năng liên quan đến nội dung bị khiếu nại, cơ quan được giao kiểm tra, xác minh, tổ chức, cá nhân khác (nếu cần).
3. Hội đồng tư vấn giải quyết khiếu nại có trách nhiệm đưa ra ý kiến tham mưu, đề xuất giải quyết các nội dung khiếu nại để người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tham khảo khi ra quyết định giải quyết khiếu nại. Ý kiến tham mưu, đề xuất giải quyết các nội dung khiếu nại của Hội đồng tư vấn phải được lập thành biên bản và được lưu giữ trong hồ sơ giải quyết khiếu nại.
4. Hội đồng tư vấn giải quyết khiếu nại tự giải tán sau khi người giải quyết khiếu nại ra quyết định giải quyết khiếu nại.
Trên đây là nội dung câu trả lời về việc thành lập Hội đồng tư vấn giải quyết khiếu nại của tổ chức công đoàn theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 254/QĐ-TLĐ năm 2014.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật