Việc xét khen thưởng trong ngành tư pháp được thực hiện dựa trên những căn cứ nào?

Các căn cứ xét khen thưởng trong ngành tư pháp được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Em là sinh viên khoa Luật trường Đại học Mở TP.HCM. Trong quá trình học, em có tìm hiểu thêm về các quy định đối với hoạt động thi đua, khen thưởng trong ngành tư pháp. Tuy nhiên, một vài vấn đề em chưa nắm rõ, mong được giải đáp. Cho em hỏi, hiện nay, việc xét khen thưởng trong ngành tư pháp được thực hiện dựa trên những căn cứ nào? Vấn đề này em có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ các chuyên gia. Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khỏe!  Trọng Hiếu (hieu***@gmail.com)

Ngày 14/10/2015, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 14/2015/TT-BTP hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Tư pháp. Thông tư này hướng dẫn một số nội dung về đối tượng thi đua, khen thưởng; tổ chức phát động phong trào thi đua; danh hiệu thi đua và tiêu chuẩn danh hiệu thi đua; hình thức khen thưởng và tiêu chuẩn hình thức khen thưởng; thẩm quyền quyết định, thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thưởng; Hội đồng Thi đua - Khen thưởng, Hội đồng khoa học, sáng kiến; Cụm, Khu vực thi đua và Quỹ Thi đua - Khen thưởng ngành Tư pháp.

Theo đó, các căn cứ xét khen thưởng trong ngành tư pháp là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư 14/2015/TT-BTP. Cụ thể như sau: 

Việc xét khen thưởng trong ngành Tư pháp được thực hiện theo các căn cứ sau đây:

a) Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào phong trào thi đua; mọi cá nhân, tập thể tham gia phong trào thi đua đều phải có đăng ký thi đua, xác định mục tiêu, chỉ tiêu thi đua; không đăng ký thi đua sẽ không được xem xét, công nhận các danh hiệu thi đua;

b) Thành tích đến đâu khen thưởng đến đó; thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn có phạm vi ảnh hưởng lớn được khen thưởng mức cao hơn;

c) Khi xét khen thưởng người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải căn cứ vào thành tích của tập thể do cá nhân đó lãnh đạo;

d) Đối với nữ là cán bộ lãnh đạo quản lý, thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng có quá trình cống hiến được giảm 03 năm so với quy định chung;

đ) Đối với khen thưởng thành tích thường xuyên, khi có nhiều cá nhân, tập thể cùng đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì lựa chọn cá nhân nữ và tập thể có tỷ lệ nữ từ 70% trở lên để xét khen thưởng;

e) Thời gian để đề nghị khen thưởng cho lần tiếp theo được tính từ khi có quyết định khen thưởng lần trước;

g) Việc bình xét khen thưởng phải trên cơ sở kết quả đánh giá, xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; của cơ quan, đơn vị.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về các căn cứ xét khen thưởng trong ngành tư pháp. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 14/2015/TT-BTP. 

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào