Quy chế tổ chức và hoạt động của văn phòng đại diện dạy nghề nước ngoài
Cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước về dạy nghề của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đồng thời chịu sự quản lý theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi cơ sở dạy nghề đặt trụ sở.
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 23/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực dạy nghề của Nghị định 73/2012/NĐ-CP Quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành thì nội dung này được quy định như sau:
Quy chế tổ chức và hoạt động của văn phòng đại diện dạy nghề nước ngoài gồm có những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên văn phòng đại diện dạy nghề.
2. Mục tiêu, phạm vi hoạt động.
3. Thời hạn, địa điểm hoạt động.
4. Chức năng, nhiệm vụ.
5. Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng văn phòng đại diện, nhân sự khác làm việc tại văn phòng đại diện.
6. Quan hệ với tổ chức, cơ sở đề nghị thành lập văn phòng đại diện.
7. Thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm.
8. Tổ chức, cơ sở dạy nghề nước ngoài xây dựng và phê duyệt quy chế tổ chức hoạt động của văn phòng đại diện dạy nghề nước ngoài do tổ chức, cơ sở mình đề nghị thành lập trước khi đăng ký hoạt động với cơ quan có thẩm quyền.
Trên đây là nội dung tư vấn về quy chế tổ chức và hoạt động của văn phòng đại diện dạy nghề nước ngoài. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 23/2013/TT-BLĐTBXH.
Trân trọng!